Phóng sinh ngày rằm tháng Giêng như thế nào mới đúng?

Mọi người thường hay phóng sinh đầu năm để cầu bình an, sức khỏe, may mắn và mọi việc trong năm được hanh thông. Nhưng không phải ai cũng biết phóng sinh thế nào cho đúng cách.  

Có nên phóng sinh ngày rằm tháng Giêng không?

Người sát sinh nhiều sẽ tạo nghiệp, hứng chịu vận xui xẻo. Vậy nên theo giáo lý nhà Phật, phóng sinh là hành động đẹp nhằm cứu thả các sinh mạng mắc nạn. Nhưng phóng sinh còn mang ý nghĩa phóng thích sự ô uế, không trong sạch như cái tâm tham, cái tâm đố kị, hơn thua và thù hận ra khỏi đầu để được tự do, thanh thản trong tâm tưởng.

Người phóng sinh vì thế cũng tích lũy được nhiều công đức về sức khỏe, tuổi thọ, giảm bớt đại nạn, bản thân có thể trở nên tốt đẹp hơn và quan trọng là tâm an.

Vì vậy, không chỉ ngày rằm tháng Giêng mà còn nhiều ngày lễ trong năm, các gia đình thường phóng sinh tại đền, chùa hoặc tại nhà với mong mong cầu bình an, may mắn, mọi chuyện thuận lợi trong cả năm.

Nhưng phóng sinh “cho có”, phóng sinh không đúng cách vô tình trở thành hành động tạo nghiệp, sát sinh, sẽ đem lại nhiều tai họa.

Phóng sinh như thế nào mới đúng?

Hiện nay, nhiều người thực hiện theo phong trào hoặc làm lễ dâng lên Phật trước khi phóng sinh. Điều này hoàn toàn không cần thiết. Thay vì “thủ tục” rườm rà, cầu kì, nên thực hiện bằng hành động nhỏ, tâm hướng thiện.

Nhiều người tuy có tinh thần phóng sinh nhưng lại coi đây như một nghi lễ mang tính hình thức, muốn tư lợi cho bản thân. Một số sai lầm mọi người thường mắc phải khi phóng sinh là phóng sinh vào môi trường ô nhiễm hoặc không để ý nên sinh vật có thể bị chết, ngạt thở trước khi được phóng sinh.

phong sinh ngay ram thang gieng nhu the nao moi dung
 

Người ta thường phóng sinh cá chép, cá cảnh, chim sẻ, chim ri, bồ câu, cua, lươn, ốc, rùa...

Những điều cần lưu ý khi phóng sinh:

- Việc phóng sinh cần xuất phát từ lòng từ bi, tâm trong sáng. Nếu cúng phóng sinh tại nhà thì nên làm lễ cúng ngắn gọn, chờ hương tàn 1/3 và mang các con vật đi thả.

- Khi phóng sinh cần thực hiện âm thầm, nên chọn nơi vắng vẻ để không khởi lên lòng tham của những người săn bắt.

- Nên chọn địa điểm thuận lợi để các con vậy có thể sống được sau khi phóng sinh về môi trường tự nhiên, chẳng hạn như không thả cá ở nơi ao tù, nước đọng hay nguồn nước bẩn mà nên chọn môi trường sạch sẽ.

- Không nên thả những con vật có thể gây hại cho môi trường và con người như rắn độc, rắn hổ mang, ốc bươu vàng, chuột...

- Việc phóng sinh cần phù hợp với môi trường. Không xả rác thải, túi nilong một cách bừa bãi tại khu vực thả. Sau khi thả sinh vật thì nên chờ nó bơi khuất thì hãy đứng dậy đi về.

- Khi thả có thể đọc thêm bài Chú Đại bi hoặc niệm Phật để tiếp duyên cho các con vật được phóng thích.

Mỗi ngày, con người có thể thực hiện phóng sinh bằng cách hành động nhỏ như giúp cá mắc cạn, chim sa lưới, chó mèo sắp bị làm thịt… được về môi trường sống tự nhiên.

Khương Châu (Tổng hợp).

Tin bài liên quan