Rằm tháng Giêng là một trong những ngày quan trọng trong năm của người Việt từ xa xưa, việc cúng kiếng trong ngày này cần được chuẩn bị chu đáo, tươm tất.
Rằm tháng Giêng tuy là một trong những ngày rằm quan trọng trong một năm nhưng lại ít ai biết được nguồn gốc của ngày này.
Theo truyền thuyết, ngày Rằm tháng Giêng hay còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ công việc đồng áng. Vào ngày rằm, bà con thường tấp nập chuẩn bị cho việc đồng áng, cấy hái nên tối hôn 15/1 Âm lịch- thời điểm ra ruộng để tập trung cỏ khô, lá khô đốt lửa nhằm tiêu diệt sâu bọ.
Song, cũng có một số ý kiến cho rằng ngày Rằm tháng Giêng khởi nguồn từ các hoạt động Phật Giáo. Vào ngày này, các chư tăng sẽ tập trung để nghe Phật thuyết pháp, vì vậy nhiều Phật tử đã sử dụng ngày này để tưởng nhớ Đức Phật.
Bởi vậy mà xuất hiện cây nói: "Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng" cũng là nhằm nói lên sự quan trọng của ngày lễ này.
Rằm tháng Giêng là ngày rằm lớn nhất trong năm, chính vì thế, bạn cần phải lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng, không được để sai sót. Tuyệt đối không cúng rằm tháng Giêng bằng hoa giả, trái cây giả, đầu lợn, món chay giả mặn.
Đặc biệt kiêng kỵ các điều sau:
- Mâm cúng chay dâng Phật và mâm cúng mặn cúng gia tiên thường để riêng biệt.
- Không để thùng gạo lộ đáy vì người xưa quan niệm rằng nếu để thùng đựng gạo nhìn thấy đáy tức là cả năm sẽ đói kém, làm ăn lụi bại.
- Kiêng câu cá do dân gian quan niệm câu cá vào ngày trăng tròn sẽ dễ gặp vận đen đủi.
- Kiêng nói tục chửi bậy, kiêng quan hệ nam nữ.
Tùy vào điều kiện hoàn cảnh của mỗi gia đình, vùng miền, dân tộc mà lại có những sự chuẩn bị khác nhau, đa dạng và phong phú. Thế nhưng, đa phần sẽ có hai cách lựa chọn mâm cúng: cỗ chay hoặc cỗ mặn. Cũng sẽ có những gia đình lựa chọn cả hai cách này.
Vào ngày rằm tháng Giêng, nhiều gia đình thường chuẩn bị một mâm cỗ chay để cúng Phật. Màu sắc của các món ăn trong mâm cỗ chay tương ứng với ngũ hành.
Cụ thể, màu đỏ tượng trưng cho hành Hỏa, màu xanh là hành Mộc, màu trắng là hành Kim, màu đen là hành Thủy và màu vàng thể hiện cho hành Thổ.
Số lượng món ăn thường được chuẩn bị dựa theo số lẻ - biểu tượng cho dương, còn chẵn là biểu tượng cho âm, mâm cỗ chay thường có các món sau:
- Bánh trôi nước, chè xôi, hoa quả
- Hương, hoa, đèn, nến...
- Các món xào chay, các món đậu...
- Bát canh măng nấm hoặc canh rau củ.
Mâm cỗ mặn thường chuẩn bị gần giống như mâm cỗ cúng tất niên mà chúng tôi đã tìm hiểu trước đó. Món mặn không thể thiếu đó là thịt gà cùng các món xào. Cụ thể như sau:
- Thịt luộc cắt thành các khẩu vừa mắt
- Một bát canh măng mọc
- Các món xào mặn
- Một đĩa giò
- Một đĩa xôi gấc, bánh
- Các vật phẩm: hương, hoa, đèn, nến, trầu cau, rượu...
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị tôn thần.
Con kính lạy ngài bản cảnh Thành hoàng, ngài bản xứ Thổ địa, ngài bản gia Táo quân cùng chư vị tôn thần.
Con kính lạy Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỉ, thúc bá đệ huynh, cô di, tỉ muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là: ...............................................
Ngụ tại:........................................................................
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Quý Mão 2023 gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con có tấm lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các các cụ Tổ khảo, Tổ tỉ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ................... nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).
Nam mô A di đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Thần quân.
Con kính lạy ngài Bản gia Thổ địa Long mạch.
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức tôn thần.
Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần.
Con kính lạy các tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là:.. ngụ tại:…
Hôm nay là ngày… tháng… năm…, tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả, đốt nén hương thơm dâng lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim niên đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa, Long mạch tôn thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức chính thần, các vị tôn thần cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A di đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
* Thông tin trong bài mang chất tham khảo.