Tìm hiểu Bán khoán là gì? Có nên bán khoán trẻ con vào chùa hay không?

Tìm hiểu Bán khoán là gì? Có nên bán khoán trẻ con vào chùa hay không?

Bán khoán con lên chùa là một tín ngưỡng dân gian. Đây là một hình thức gửi gắm về mặt tâm linh. Từ xưa đến nay, nhiều gia đình quan niệm, khi sinh con ra, đứa trẻ hay đau yếu, khóc lóc không phải là do bị bệnh từ thân hoặc những đứa trẻ sinh vào giờ kỵ, ngày phạm (tức ngày mùng 1, 5, 8, 15, 23, 24, 28 và ngày 30 Âm lịch) nên phải bán khoán con cho nhà chùa mới giải tai được. Thế nhưng, liệu bán khoán con cho nhà chùa rồi, con có “dễ nuôi” hơn không là điều mà rất nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng.

Tục lệ bán khoán, bán khoán con vào chùa đồng nghĩa với việc gửi con cho Đức Phật, cho Đức Ông, cho Đức Thánh Trần hoặc Tam Tòa Thánh Mẫu để Chư Phật Thánh Gia Ân bảo hộ cho con mình, chứ không phải là gửi con cho sư thầy trụ trì chùa đó.

Nếu ngày sinh và giờ sinh của bé phạm phải giờ xấu hoặc cung mệnh của bé và cung mệnh của cha mẹ khắc nhau thì mới nên nghĩ tới việc bán khoán con vào chùa.

Sau khi đã bán khoán con vào chùa, thì tới năm con trẻ được 13-18 tuổi thì cha mẹ sẽ làm lễ để chuộc con về, điều này không ảnh hưởng gì tới công danh và sự nghiệp của con cả.

Nếu ngày giờ sinh của con trẻ không xấu, cung mệnh cũng không khắc thì tốt nhất là không nên bán khoán con vào chùa. Trẻ dưới 3 tuổi không tránh được “3 ngày béo 7 ngày gầy”, cha mẹ cần chăm sóc con cho tốt, cho dù đã bán khoán con trẻ nhưng chăm sóc không tốt thì cũng chẳng có ý nghĩa gì.

1. Đứa trẻ sinh vào những giờ nào thì phải bán khoán?

Theo dân gian, đứa trẻ sinh ra phạm vào những giờ hung sau, cha mẹ nên bán khoán: Kim Xà, Thiết Tỏa, Quan Sát… nếu đứa bé sinh vào những giờ này thì “nay ốm mai đau”, quấy khóc, chậm lớn, nói chung là rất khó nuôi.

Vậy có nên bán khoán con vào chùa hay không? Cùng tìm hiểu kỹ những thông tin về các giờ sinh đại kỵ theo quan niệm dân gian dưới đây.

a. Giờ Kim Xà, Thiết Tỏa: Đứa trẻ không may sinh vào giờ này thì khó sống qua tuổi 12, 13, cho dù có sống thì cũng đau yếu

b. Giờ Quan Sát

Phạm giờ Quan Sát, trẻ con hoặc hay đau yếu, hoặc bị tai nạn bất ngờ đe dọa sinh mệnh. Cách tính chỉ dựa theo giờ, tháng sinh theo bảng dưới đây:

– Nếu trẻ sinh vào Tháng Giêng: Sinh giờ Tị sẽ phạm giờ “quan sát”.

– Nếu trẻ sinh vào Tháng Hai: Sinh giờ Thìn sẽ phạm giờ “quan sát”.

– Nếu trẻ sinh vào Tháng Ba: Sinh giờ Mão sẽ phạm giờ “quan sát”.

– Nếu trẻ sinh vào Tháng Tư: Sinh giờ Dần sẽ phạm giờ “quan sát”.

– Nếu trẻ sinh vào Tháng Năm: Sinh giờ Sửu sẽ phạm giờ “quan sát”.

– Nếu trẻ sinh vào Tháng Sáu: Sinh giờ Tý sẽ phạm giờ “quan sát”.

– Nếu trẻ sinh vào Tháng Bảy: Sinh giờ Hợi sẽ phạm giờ “quan sát”.

– Nếu trẻ sinh vào Tháng Tám: Sinh giờ Tuất sẽ phạm giờ “quan sát”.

– Nếu trẻ sinh vào Tháng Chín: Sinh giờ Dậu sẽ phạm giờ “quan sát”.

– Nếu trẻ sinh vào Tháng Mười: Sinh giờ Thân sẽ phạm giờ “quan sát”.

– Nếu trẻ sinh vào Tháng Mười Một: Sinh giờ Mùi sẽ phạm giờ “quan sát”.

– Nếu trẻ sinh vào Tháng Chạp: Sinh giờ Ngọ sẽ phạm giờ “quan sát”.

3. Giờ Diêm Vương

Phạm giờ này, trẻ con thường có nhiều chứng dị kỳ, như hay giật mình, hốt hoảng, trợn mắt, lè lưỡi, hầu như bị một ám ảnh nào lớn lao trong tâm trí mà đứa trẻ cơ hồ như ý thức được. Cách tính giờ Diêm vương theo tháng và giờ sinh như sau:

– Nếu trẻ sinh vào Mùa Xuân: Sinh giờ Sửu, Mùi sẽ phạm giờ “Diêm vương”.

– Nếu trẻ sinh vào Mùa Hạ: Sinh giờ Thìn, Tuất sẽ phạm giờ “Diêm vương”.

– Nếu trẻ sinh vào Mùa Thu: Sinh giờ Tý, Ngọ sẽ phạm giờ “Diêm vương”.

– Nếu trẻ sinh vào Mùa Đông: Sinh giờ Mão, Dậu sẽ phạm giờ “Diêm vương”.

4. Giờ Dạ Đề

Thường bị trì trệ về khí huyết gây mệt mỏi, đêm trẻ hay giãy đạp kêu khóc.

Cách tính:

– Nếu trẻ sinh vào Mùa Xuân: Sinh giờ Ngọ sẽ phạm giờ “Dạ đề”.

– Nếu trẻ sinh vào Mùa Hạ: Sinh giờ Dậu sẽ phạm giờ “Dạ đề”.

– Nếu trẻ sinh vào Mùa Thu: Sinh giờ Tý sẽ phạm giờ “Dạ đề”.

– Nếu trẻ sinh vào Mùa Đông: Sinh giờ Mão sẽ phạm giờ “Dạ đề”.

5. Giờ Tướng Quân

Phạm giờ này trẻ em thường bị bệnh, khi nhỏ hay khóc dai, khi lớn mặt mũi hiền lành nhưng tính khí bướng nghịch nhưng giờ này nhẹ ít đáng lo ngại.

Cách tính:

– Nếu trẻ sinh vào Mùa Xuân: Sinh giờ Thìn, Tuất, Dậu sẽ phạm giờ “Tướng quân”.

– Nếu trẻ sinh vào Mùa Hạ: Sinh giờ Tí, Mão, Mùi sẽ phạm giờ “Tướng quân”.

– Nếu trẻ sinh vào Mùa Thu: Sinh giờ Dần, Ngọ, Sửu sẽ phạm giờ “Tướng quân”.

– Nếu trẻ sinh vào Mùa Đông: Sinh giờ Thân, Tị, Hợi sẽ phạm giờ “Tướng quân”.

2. Những xung kỵ khác:

Sinh năm Dần, Ngọ, Tị, Dậu vào bốn giờ Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thì tối độc.

Sinh năm Dần, Hợi, Tị vào giờ Ngọ, Thân, Dậu, Hợi thì khắc cha, cha chết trước lúc con còn nhỏ tuổi nhưng nếu qua 16 tuổi mà chưa mồ côi cha thì sự hình khắc đó coi như tiêu tán và cha con có thể chung sống lâu dài được.

Sinh năm Thìn, Tị, Sửu, Mùi vào giờ Tý, Ngọ, Mão, Tị, Hợi, Thân, Dậu thì khắc mẹ trước.

Ba loại xung khắc này phải được tính chung với ba cung Mệnh, Phúc và Phu để có thêm yếu tố xét đoán.

3. Bán khoán tiến hành như thế nào?

Thường thì xưa và nay; người ta bán cho Đức ông; ở chùa có tượng mặt đỏ; trùm vải đỏ; trông nghiêm nghị đầy thần khí; đặt trên bệ thờ phía tay phải nhà bái đường của ngôi chùa.

Khi tiến hành bán khoán; bố mẹ đứa trẻ lên chùa (hay vào đền; nếu bán cửa thánh) nhờ vị trụ trì hav người trông coi tại đó viết số; ghi rõ tên tuổi đứa trẻ; ngày; tháng; năm; giò sinh; bán cho Đức Thánh tên là gì…

Kèm với mâm lễ vật (thường là lễ mặn; như xôi gà; trầu rượu; vàng hương); đặt lên bàn thờ Đức Thánh mà đứa trẻ cần bán tới; khi cúng xong (cháy 2/3 hương) thì đem hoá vàng và sớ.

* Thời gian bán khoán thường từ 10 – 12 năm; có khi đên 20 tuổi; sau đó mới làm lễ chuộc con về nuôi.

Trong thời gian làm “con nuôi” Đức Thánh; các ngày lễ trọng hàng năm: như Rằm tháng Giêng; rằm tháng Bảy; Tết Nguyên đán; bố mẹ và đứa trẻ (khi đã lớn) đến đền; chùa thắp hương khấn lễ “cha nuôi”.

* Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo cho bạn đọc.

Tin bài liên quan