Tìm hiểu: Bí ẩn hiện tượng thần giao cách cảm

Cảm ứng tâm linh là một hiện tượng giao lưu rất thần kỳ, vượt ngoài hình thức ngôn ngữ và chữ viết. Không chỉ là giữa người với người mới có thể cảm ứng lẫn nhau, mà giữa người với vật cũng có thể cảm nhận lẫn nhau. Từ xưa đến nay, những hiện tượng cảm ứng thần kỳ như thế liên tục xuất hiện trên thế giới...

* Thần giao cách cảm giữa người với người

Từng có báo chí đưa tin rằng, Nicole Mayhew ở Bang Utah nước Mỹ đột nhiên trong lòng cảm thấy lo lắng cho chồng mình, khiến bà phải quay về nhà sớm hơn để nhắc nhở chồng.

Kết quả khi vừa về đến nhà, bà đã phát hiện chồng bà là Scott Mayhew bị chiếc xe của gia đình đè lên, và đã bị đè một tiếng rưỡi rồi. Thì ra khi Scott đang nằm dưới gầm xe để sửa xe thì bỗng nhiên cái kích nâng xe rơi xuống, chiếc xe nặng đè lên trên người ông, khiến ông không thể nào cử động được. Scott thầm cầu nguyện trong lòng, ông hy vọng vợ ông sớm về nhà cứu ông, hoặc có người phát hiện ra ông.

Tâm linh của Nicole cảm ứng được sự mong mỏi của chồng mình, nên đã kịp thời quay về cứu chồng thoát chết.

Trong cuốn “bài học cuộc sống: tạm biệt và tiến bước” (Vita’s Will), nhà văn tâm linh Debbie Gisonni của Mỹ có ghi lại một câu chuyện. Vào một đêm nọ, bà cảm nhận được sự lo lắng và căng thẳng chưa từng có trước đây, bà cũng không thể giải thích là vì sao, chỉ cảm giác có vô số con kiến đang bò khắp người bà. Bà gọi điện thoại cho chị gái của bà là Anji, và kỳ lạ là Anji cũng có cảm nhận giống như vậy.

Debbie nằm ở trên giường, sự lo lắng khiến cho bà không thể nào thở nổi, bà không cách nào chìm vào giấc ngủ, dường như có một cảm giác sắp xảy ra chuyện đang vây quanh bà. Bà còn mở tivi lên, muốn chuyển sự chú ý sang chỗ khác. Lúc này, chuông điện thoại reo lên, đúng thật là đã xảy ra chuyện, em gái bà chĩa súng vào họng tự sát. Debbie và Anji dường như đã cảm nhận được tâm trạng và tình cảnh của em gái trước khi xảy ra chuyện.

Trung Quốc thời xưa cũng có ghi chép nói về hiện tượng cảm ứng giữa người thân với nhau. Thời kỳ Xuân Thu, trong số các đệ tử của Khổng Tử, có một người tên Tăng Tham, người đời gọi ông là “Tăng Tử”. Lúc Tăng Tử còn nhỏ, vì gia cảnh nghèo khổ, nên cậu thường xuyên phải vào núi đốn củi về bán. Một hôm, có khách đến nhà, mẹ Tăng Tử không tìm được thứ gì trong nhà để tiếp đãi khách cả. Trong lúc cấp bách không biết phải làm sao thì bà nghĩ đến đứa con trai đang đi đốn củi của mình, vì vậy bà liền cắn nát ngón tay của mình.

Tục ngữ nói: “mẫu tử liên tâm”. Cái cắn này khiến cho Tăng Tử đang đốn củi đột nhiên cảm thấy tim mình đau nhói, Tăng Tử lo lắng mẹ mình xảy ra chuyện gì chẳng lành, thế là vội vàng quay trở về nhà. Sau khi về đến nhà, bà mẹ nói với Tăng Tử, là vì đột nhiên có khách đến thăm, trong nhà không có đồ ăn, vì vậy bà cắn ngón tay của mình, hy vọng con trai có thể mau chóng quay về để nghĩ cách tiếp đãi khách.

Giữa người với người có tồn tại cảm ứng tâm linh, từ xưa đến nay, phương Đông hay phương Tây đều không hiếm thấy. Hiện tượng cảm ứng còn có điểm thần kỳ hơn nữa, đó chính là giữa người với vật cũng có thể cảm nhận lẫn nhau.

* Cảm ứng tâm linh giữa người với thực vật

Cuốn sách “Thực vật cũng có cảm xúc” của tác giả Cliff Baxter – một nhà khoa học tại San Diego, Hoa Kỳ – với nội dung khám phá về năng lực siêu cảm của thực vật, trứng, vi khuẩn và tế bào trên cơ thể người. Trong sách có ghi chép về những thử nghiệm của Cliff Baxter trong quá trình tham gia vào công việc có liên quan đến sử dụng và nghiên cứu máy phát hiện nói dối tại Cục tình báo trung ương của Mỹ (CIA). Sáng ngày 2 tháng 2 năm 1966, ông tưới nước cho hoa Ngưu Thiệt Lan, ông muốn tính xem nước từ phần gốc đi lên đến ngọn lá sẽ mất bao nhiêu thời gian. Đúng lúc cần dùng đến máy phát hiện nói dối để đo biến đổi điện trợ và GSR (thể hiện sự dao động cảm xúc).

Kết quả đường cong được vẽ bởi bút điện tử đã khiến ông vô cùng kinh ngạc, thì ra đường cong cảm xúc từ phản ứng của thực vật gần giống với đường cong cảm xúc từ phản ứng của con người. Ông lại làm thêm những thứ nghiệm khác, ví dụ như nghĩ rằng dùng lửa để đốt lá của hoa Ngưu Thiệt Lan, ông mới chỉ nghĩ như vậy thôi, vẫn còn chưa bắt tay vào thực hiện, thì kim của máy phát hiện nói dối lập tức tạo ra phản ứng rất mãnh liệt, chỉ trong một lúc đã chạy lên đến đỉnh của biểu đồ. Cliff Baxter thực sự quá sốc, không ngờ rằng thực vật lại biết ông đang nghĩ cái gì, và lập tức có phản ứng cảm xúc rất mãnh liệt. Từ đó, ông biết rằng thực vật có tình cảm, và còn có thể cảm nhận được ý nghĩ của con người.

Nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy thực vật có tình cảm. Trung Quốc thời xưa cũng có một ví dụ nói về cảm nhận giữa người và thực vật, xuất hiện hiện tượng cùng nhau vinh quang, cùng nhau lụi tàn.

Theo như “Hữu Đài Tiên Quán bút ký” của Du Việt ghi chép, vào thời nhà Thanh tại vùng Đông Môn của thành Bảo Ứng có một trang viên rộng lớn, chủ trang viên này mang họ Lưu. Du Việt cùng người bạn đồng niên là Vương Văn Cần lúc nhỏ từng đi học ở Lưu gia. Có một hôm, Lưu gia mời Vương Văn Cần đến nhà ăn hoa tiêu (hay còn gọi là hạt tiêu rừng, mắc khén/hạt sẻn/), Vương Văn Cần nhìn thấy hoa tiêu xanh mướt đáng yêu, nên đã lấy một cành cắm xuống dưới đất, và nói rằng: “Nếu như sau này tôi học tập có được thành tựu, vậy thì cành hoa tiêu này sẽ có thể sống tiếp”. Cành hoa tiêu này dường như nghe hiểu những gì Vương Văn Cần nói, không chỉ là sống một cách mạnh mẽ, mà trải qua hơn ba mươi năm, còn mọc thành một cây to, cao hơn cả mái nhà. Nó giống như một sự tượng trưng cho sự may mắn cát tường, cùng vinh cùng nhục với Vương Văn Cần.

Năm Đạo Quang thứ 18 (năm 1838) Vương Văn Cần thi đậu tiến sĩ. Trong những năm Đồng Trị (1862-1874), Vương Văn Cần từ chức Hàn lâm biên tu lên đảm nhận chức Nghiệt đài ở Chiết Giang, không lâu sau lại chuyển sang làm Bố chính tư Quảng Đông, sau này thăng chức làm Tuần phủ Phúc Kiến. Tòa nhà cũ của Lưu gia chuyển sang thành tài sản sở hữu của Vương Văn Cần, cây hoa tiêu mà ông trồng năm xưa vẫn còn sống tươi tốt, và còn sum suê hơn trước.

Một thời gian dài trôi qua, bỗng một hôm trong Vương gia có người phát hiện ra cây hoa tiêu này không giữ lại hạt, chỉ cần xé bỏ cánh hoa ra là hạt sẽ rơi xuống đất ngay lập tức, sợ rằng đây là điềm báo không tốt cho đời con cháu. Người nhà Vương Văn Cần thương lượng muốn chặt cây hoa tiêu này. Khi ấy con gái lớn của Du Việt – là con dâu thứ của Vương Văn Cần – cố hết sức để ngăn cản chuyện này, nhưng mọi người đều không nghe. Nhà họ Cần chặt bỏ cây hoa tiêu chưa được hai năm thì Vương Văn Cần từ Đài Loan trở về, rồi đổ bệnh chết tại Phúc Kiến. Vợ của ông là Lưu Thị cũng qua đời trước ông hai tháng.

Cảm ứng giữa sinh vật với người dường như là vượt ngoài sự hiểu biết của khoa học, ngôn ngữ và chữ viết, bên trong không gian mà mắt người không thể tiếp xúc được, luôn tồn tại một mối liên hệ âm thầm nào đó.

Châu Yến.

Tin bài liên quan