giấc mộng nam kha | - Công danh phú quý chỉ là hư ảo, đời người chẳng qua chỉ ngắn ngủi như ột giấc mơ; Đời người tựa giấc chiêm bao. - Mơ hộng hão huyền, không thực tế. Về điển tích, có hai ý kiến: 1) Thuần Vu Phần nhà có cây hòe to phía Nam. Một lần Thuần uống rượu say, mơ thấy có sứ giả đón đến Hòe An quốc, được lấy công chúa và làm thái thú quận Nam Kha, giàu sang vinh hiển. Sau đánh giặc thua, công chúa chết, bị đuổi; Giật mình choàng tỉnh dậy, chì thấy có tổ kiến dưới gốc cây hòe vói con kiến chúa (tức nước Hòe An và vua của nước đó), còn trên cái hang tận trong cùng, về phía nam cây hòe, có một cành lá rưòm rà, mới biết đó là quận Nam Kha. 2) Trong cuốn “Thành ngữ Hán Việt” của nhà văn, dịch giả Ông Văn Tùng, do Nhà xuất bản Văn hóa thông tin in năm 1997, ở trang 387 viết về “Nam kha nhất mộng” viết: “Trong Nam Kha truyện của Lý Công Tá đời Đường kể chuyện Thuần Vu Phần mộng thấy mình đến nước Hòe An làm quan thái thú ở quận Nam Kha, giàu sang không kể xiết, tỉnh dậy thấy mình nằm trên một bãi cỏ, bên cạnh một tổ kiến. Về sau lấy mộng Nam Kha để ví với cuộc đời: “Giấc Nam Kha khéo bất bình/ Bừng con mắt dậy thấy mình tay không” (Cung oán ngâm khúc). Nam Kha vừa có ý nghĩa cành cây ở phía nam vừa chỉ quân Nam Kha (nay là Dương Châu, Giang Tô, Trung Quốc). (Xem thêm Hoàng Kỳ tại http://tamlongvang.laodong.com.vn/lao-dong-cuoi-tuan/trao-doi-ve-bai-giac-mong-nam-kha-538473.bld) |
Nguồn tham chiếu: Theo Từ điển Thành ngữ & Tục ngữ Việt Nam của GS. Nguyễn Lân – Nxb Văn hóa Thông tin tái bản 2010, có hiệu chỉnh và bổ sung; Từ điển Thành ngữ và Tục Ngữ Việt Nam của tác giả Vũ Thuý Anh, Vũ Quang Hào… |
Từ điển thành ngữ, tục ngữ,... Việt Nam"... ngôn ngữ của người miền quê, nhất là những cụ già không phải "quê mùa" như trước đây mọi người vẫn tưởng, mà trái lại, rất văn vẻ, có nhiều màu sắc, nhiều hình tượng. Chính là vì trong những câu chuyện hàng ngày, bà con thường sử dụng những thành ngữ, tục ngữ là cái vốn vô cùng phong phú, vô cùng quý giá của tiếng nói dân tộc, được truyền miệng tư đời này sang đời khác." - GS. Nguyễn Lân. Hiểu và vận dụng linh hoạt thành ngữ, tục ngữ và các tình huống cụ thể sẽ giúp chúng ta biết nói đúng và viết đúng, để có thể tiến tới nói hay và viết hay. Sự ra đời của cuốn từ điển này không nằm ngoài mục đích đó. Cuốn sách này sẽ giúp các bạn hiểu hơn nội dung cụ thể của từng thành ngữ, tục ngữ; để trên cơ sở đó, vừa bổ sung kiến thức, vừa vận dụng vào cách nói, cách viết của mình được trong sáng hơn, hiệu quả hơn. Dựa trên nguồn tư liệu phong phú trong thực tế của các tác giả, đây một Phần mềm Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam. Như một cuốn từ điển di động phong phú, đa dạng, có tính năng lưu lại những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ,... |
* Từ tham khảo:
- Giặc phá không bằng nhà cháy
- Giẫm chân tại chỗ
- Giận cá chém thớt
- Giận cá chém thớt
- Gian phu dâm phụ