Tưởng mất hoá ra được, ngỡ được mà lại mất

Đối với một sự việc gì đó, có lúc muốn có được nó, nhưng kết quả lại đánh mất nó; đôi khi tưởng chừng như sẽ mất đi, nhưng cuối cùng vẫn nhận được. Trong “Hoài Nam Tử” cũng đưa ra một vài ví dụ.

Khổng Tử những năm cuối đời rất hứng thú nghiên cứu “Kinh Dịch”; khi đọc “Kinh Dịch”, ông thường thích đến mức không thể rời tay. Vào thời đại Khổng Tử, nghề làm giấy và in ấn còn chưa xuất hiện, chưa có giấy như hiện đại, các ký tự được khắc trên nan tre, rồi dùng gân trâu xuyên lại với nhau. Khổng Tử đọc Kinh quanh năm, gân trâu bị đứt nhiều lần. Đây là nguồn gốc của thành ngữ “Vi biên tam tuyệt”. Ông đã tự lý giải Kinh Dịch và tổng hợp các lý niệm nhân văn, viết thành sách “Dịch Truyền”, cũng là sách “Thập Dực”.

Ông cho rằng “Kinh Dịch” là di ngôn của cổ nhân, cần được hậu nhân truyền thừa. Ngôn chỉ ở đây là đạo đức và giáo hóa. Ông tin rằng đọc “Kinh Dịch” có thể “quan kỳ đức nhi cầu kỳ đức” (ngẫm cái đức mà cầu cái đức). Nội dung cuốn sách “Dịch Truyền” mà ông viết sau này bao gồm: Thận trọng ngôn hành, đồng tâm chi lợi, thận trọng nhún nhường, cấm kiêu ngạo, chu đáo tỉ mỉ, lý tín tư thuận, thiện khả ích, ác bất khả tích, cư an tư nguy (đang lúc yên ổn phải nghĩ đến lúc nguy cấp), độ đức lượng lực v.v. đều là đạo tu thân dưỡng đức.

Trong “Hoài Nam Tử” có ghi lại một câu chuyện, kể rằng một năm sau khi Khổng Tử đọc xong “Kinh Dịch”, liền phát biểu cảm thán. Có lần, khi đọc tới quẻ “tổn” và quẻ “ích”, ông nói: “Hiểu được mối quan hệ giữa “tổn” và “ích” nên là việc cần làm của bậc vương giả!”

Đối với một sự việc gì đó, có lúc muốn có được nó, nhưng kết quả lại đánh mất nó; đôi khi tưởng chừng như sẽ mất đi, nhưng cuối cùng vẫn nhận được. Trong “Hoài Nam Tử” cũng đưa ra một vài ví dụ.

* Tưởng ‘mất’ cuối cùng lại ‘được’

Trong quá khứ, Sở Trang Vương đã đánh bại Tấn Quốc ở Bật địa giữa nhà Hà và nhà Ung, và Sở quân khải hoàn trở về. Khi đó, quan lệnh doãn của nước Sở là Tôn Thúc Ngao, bất luận ông thi hành quốc chính, hay trị lý quân đội, thì đều lập công rất lớn. Sở Trang Vương muốn phong thưởng ông hậu hĩnh, nhưng Tôn Thúc Ngao một mực từ chối.

Sau đó, Tôn Thúc Ngao bị mắc bệnh ung thư; trước khi chết, ông nói với con: “Nếu ta chết, Sở Vương nhất định sẽ phong thưởng cho ngươi. Ngươi nhất định phải từ chối những địa phương phì nhiêu trù phú đó, mà chỉ nhận địa khu đất cát cằn cỗi. Giữa Sở và Kinh, có một nơi gọi là “Tầm Khâu”, đất đai ở đó cằn cỗi, địa danh nghe rất bất cát lợi. Người Kinh và người Việt ở vùng đó tín phụng quỷ thần, không ai thích nơi đó”. Chẳng bao lâu sau đó, Tôn Thúc Ngao đã qua đời.

Chắc chắn, Sở Trang Vương muốn phong thưởng cho con trai của Tôn Thúc Ngao một mảnh đất màu mỡ; nhưng con trai của Tôn Thúc Ngao nghe theo lời cha, tạ tuyệt mỹ ý của Sở Vương, chỉ yêu cầu được trao đất ở “Tầm Khâu”. Theo quốc tục của nước Sở, các công thần sẽ bị tước lộc truyền đến đời thứ hai, và quân vương sẽ thu hồi các phong lộc đã được trao trước đó, nhưng duy nhất gia tộc Tôn Thúc Ngao vẫn được bảo tồn khu đất.

Quân vương ban thưởng đất đai cho các đại thần có công lao, hầu hết là đất màu mỡ, để thể hiện ân sủng của quân vương đối với các công thần của mình, và các công thần cũng sẽ chọn các thái ấp có chất lượng đất tốt hơn để thu hoạch được nhiều hơn. Nhưng Tôn Thúc Ngao lại thúc giục con trai từ chối mảnh đất màu mỡ, và chỉ yêu cầu thưởng cho mảnh đất cằn cỗi bị người khác coi là đất xấu, nhưng kết quả lại có thể được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Chính là nói, người ta đôi khi tưởng như mất, nhưng cuối cùng lại được.

* Tưởng ‘được’ mà hoá ra ‘mất’

Thế còn, những thứ tưởng chừng như được nhưng cuối cùng lại mất là gì?

Tấn Lệ Công (cai trị từ 580 TCN đến 573 TCN) – vị vua thứ 29 của nước Tấn, phái binh tứ phương; phía nam chinh phạt Sở quốc, phía đông chinh phạt Tề quốc, phía tây chinh phạt Tần quốc, và phía bắc chinh phạt Yến quốc. Đại quân của Tấn quốc tung hoành thiên hạ, uy danh chấn động tứ phương, và không gặp phải trở ngại hay thất bại nào.

Khi Tấn Lệ Công gặp các chư hầu ở Gia Lăng, ông ta huênh hoang kiêu ngạo, dâm dục vô độ, và bạo ngược tàn hại bách tính. Lúc đó, không có quan đại thần nào ở nước Tấn can gián, cũng không có chư hầu nào viện trợ. Lệ Công giết chết các trung thần, thân cận với tiểu nhân. Vào năm thứ hai gặp các chư hầu, Lệ Công xuất du đến thái ấp của sủng thần là Li Thị, ông ta đã bị Loan Thư và Trung Hành Yển bắt cóc và tống giam. Tuy nhiên, không một chư hầu nào đưa quân đến viện cứu ông ta, và trong bách tính không người nào thương xót ông ta. Lệ Công đã chết sau khi bị giam cầm ba tháng.

Là người bất khả chiến bại, bách chiến bách thắng, không ngừng mở mang bờ cõi, đề cao tham vọng hiển hách – đây là điều mà thiên hạ mỗi người đều vui mừng nếu đạt được. Tuy nhiên, Tấn Lệ Công dù đã đạt được tất cả những điều này, nhưng rốt cuộc lạc vào cục diện bị bắt và chết trong tù. Những gì ông ta có được, tưởng chừng như có lợi cho ông ta, nhưng kết quả toàn bộ lại mất hết, lại còn tự hại chính mình.

Hương Thảo biên dịch.

Tin bài liên quan