Giải mã hiện tượng: Hồi hộp là gì? Hồi hộp điềm báo gì? lành hay dữ?

Hồi hộp là hiện tượng hết sức bình thường khi chúng ta đang lo lắng hay đang chờ đợi tin quan trọng từ một ai đó. Điều đáng nói ở đây, khi quý bạn đang vui vẻ, thì tự dưng cảm giác hồi họp, lo lắng, cơ thể nóng gian lên xuất hiện và bạn không thể lý giải được điều đó. Những lý giải ban đầu có thể là do sức khỏe của quý bạn hay đó cũng là điềm báo vô hình đang muốn thông báo đến bạn một điều gì đó. Bài viết sau đây đã được các chuyên gia về hiện tượng lỳ lạ nghiên cứu từ những sự trùng hợp và từ đó đưa ra các nhận định khách quan về điềm báo hồi hộp.

Suy nhược thần kinh là một tên gọi chung được chẩn đoán sau khi không đủ những triệu chứng chủ yếu để xác định các bệnh rối loạn thần kinh khác như lo âu, ám ảnh sợ, xung động ám ảnh (cơn ám ảnh sợ quá mức), các phản ứng với tình trạng stress...

1. Giải thích dưới góc nhìn y học

Nhiều người khi có biểu hiện lo âu, hồi hộp... thường đi khám thần kinh, tim mạch thay vì đến chuyên khoa tâm thần, dẫn đến bệnh kéo dài.

* Stress

Stress có từ mức độ nhẹ đến nặng, kéo dài sau sang chấn. Khi bị stress nhẹ, kể cả nặng, mà chúng ta vượt qua được, thì chúng ta đã được “trui rèn” trở nên cứng cáp, can đảm trong cuộc sống. Trường hợp này, stress có lợi. Khi stress nặng hoặc xảy ra nhiều lần mà chúng ta không vượt qua được thì rất dễ dẫn đến các phản ứng trầm cảm trong thời gian ngắn, phản ứng trầm cảm kéo dài hay vừa lo âu vừa trầm cảm…

* Rối loạn lo âu

Đây là dạng bệnh gặp nhiều nhất trong nhóm bệnh suy nhược thần kinh. Bệnh nhân tự nhiên có cảm giác lo sợ mà không có nguyên nhân rõ ràng. Thực thế là số người đi khám bác sĩ vì lo âu ngày một gia tăng. Tuy nhiên không phải ai cũng đi đúng chuyên khoa tâm thần. Vì một số bệnh nhân cho là bệnh thần kinh nên thường khám bác sĩ chuyên khoa thần kinh trước. Chúng ta nên nhớ thần kinh và tâm thần là hai chuyên khoa hoàn toàn khác nhau.

Ngoài ra, vì triệu chứng dễ thấy và thấy sớm nhất là hồi hộp đánh trống ngực (lo vô cớ) nên số lượng bệnh nhân đi khám bác sĩ tim mạch cũng nhiều và đôi khi được chẩn đoán là rối loạn thần kinh tim hoặc rối loạn chức năng thần kinh tim. Chỉ đến đến khi các triệu chứng trên kéo dài và chưa được dùng đúng thuốc chuyên khoa nên bệnh không giảm, thì lúc này mới đi khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần.

Các rối loạn lo âu gồm nhiều loại khác nhau như lo âu lan tỏa, cơn hoảng loạn, lo âu và trầm cảm hỗn hợp… Nếu các triệu chứng lo âu hiện diện cùng lúc với các triệu chứng trầm cảm thì các bác sĩ chuyên khoa tâm thần có khuynh hướng chẩn đoán là trầm cảm. Như vậy, có thể hiểu suy nhược thần kinh còn có cả trầm cảm.

* Trầm cảm

Trầm cảm được biểu hiện bằng các triệu chứng: buồn chán, không còn quan tâm hứng thú, mất ngủ, bứt rứt hoặc chậm rề rà, thiếu hụt năng lượng để làm việc, cảm thấy vô dụng, có lỗi và hay nghĩ tới cái chết… Trầm cảm có thể biểu hiện triệu chứng ở từng lúc hay thời gian khác nhau, hoặc sau một giai đoạn rối loạn tâm thần khác. Có người chỉ xuất hiện một cơn trầm cảm, mức độ có cả nặng và trung bình. Cơn trầm cảm nặng có tiêu chuẩn chẩn đoán rất rõ ràng và có cả nguy cơ tự tử.

* Bệnh rối loạn thực thể hóa

Khi bị lo âu kéo dài, chữa không hết, xuất hiện các triệu chứng đau “không cụ thể ” ở các cơ quan trong cơ thể, nhiều nhất là đau tim vùng trước ngực, đau dạ dày vùng thượng vị, thậm chí “đau giả như có bệnh như thiệt”. Lúc này bác sĩ cho làm các xét nghiệm như chụp X-quang, CT-Scanner, MRI, nội soi (kể cả nội soi hiện đại) cũng không phát hiện tổn thương đặc hiệu. Đây là bệnh “rối loạn thực thể hóa”, cũng là một bệnh thuộc lĩnh vực suy nhược thần kinh.

Tóm lại, tên gọi suy nhược cơ thể ngày nay không còn phù hợp vì không nêu được bệnh lý cụ thể. Trong khi đó, suy nhược thần kinh là tên gọi chung cho các rối loạn lo âu, trầm cảm, ám ảnh sợ và cơn xung động hành vi do lo sợ quá mức, các phản ứng liên quan đến stress, các rối loạn giả bệnh…

2. Một số cách phòng ngừa

- Thực hiện lối sống lành mạnh như dinh dưỡng hợp lý, ngủ đủ giấc, tập thể dục, tránh lạm dụng rượu bia, tránh sử dụng thuốc kích thích…

- Biết lượng sức mình, không nên đặt tham vọng thử thách quá cao mà bản thân không thể thực hiện được.

- Học hỏi bạn bè, quan hệ cởi mở

- Tránh ích kỷ, thù hằn

- Nên nói ra tình trạng buồn phiền, lo lắng hay tình trạng suy nhược (cơ thể và thần kinh) với người thân cận hoặc ai đó mà chúng ta tin tưởng.

3. Giải mã hiện tượng hồi hộp theo khung giờ

Còn trong những trường hợp sức khỏe của bạn bình thường, không có dấu hiệu bệnh tật gì nhưng bỗng dưng một ngày tự nhiên bạn cảm thấy lo lắng, tim đập nhanh, tâm trạng lo lắng và thấy rất bất an thì đây chính là một điềm báo trước.

- Từ 23 giờ đến 1 giờ : có người chờ mong trong cuộc ân tình.

- Từ 1 giờ đến 3 giờ : điềm báo rằng bạn sắp có tai họa bất ngờ hãy đề phòng có kẻ phao vu.

- Từ 3 giờ đến 5 giờ: điềm báo bạn sắp được mời đi nhậu.

- Từ 5 giờ đến 7 giờ:  chuẩn bị đón khách sang có lợi vào nhà.

- Hồi hộp từ 7 giờ đến 9 giờ : chắc hẳn là điềm báo tốt cho bạn, hãy thử vận may của mình trong xổ số.

- Từ 9 giờ đến 11 giờ :bạn gặp chuyện tâm tình, có cơ thành tựu.

- Từ 11 giờ đến 12 giờ : có sự hồi hộp ngẫu nhiên vì tiền vào nhà.

- Hồi hộp từ 13 giờ đến 15 giờ : tình duyên đến bất ngờ, thơ mộng nhưng không thành, đừng có buồn nhé.

- Hồi hộp từ 15 giờ đến 17 giờ : điềm báo bạn có tin vui sắp đến.

- Hồi hộp từ 17 giờ đến 19 giờ :chỉ ra rằng người thân của bạn sẽ đến thăm và giúp đỡ bạn.

- Từ 19 giờ đến 21 giờ : nếu có người rủ bạn làm chuyện có lợi, lên làm.

- Từ 21 giờ đến 23 giờ:điềm báo trước rằng bạn có thể xảy ra tai nạn nên hãy cẩn thận.

* Thông tin trong bài mang tính tham khảo cho bạn đọc.

Tin bài liên quan