Vì sao rằm tháng 7 cúng cô hồn và lễ Vu Lan phải làm trước 15 âm lịch?

Nhiều gia đình Việt Nam thường làm cỗ cúng cô hồn và cúng lễ Vu Lan từ ngày mùng 2/7 tới hết ngày 14/7 âm lịch. Đôi khi mọi người chỉ làm theo thói quen chứ chưa thực sự hiểu rõ, vì sao lại phải thực hiện cỗ cúng rằm tháng 7 trước ngày 15 âm lịch.  

 

Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm được gọi là ngày lễ Vu Lan (báo hiếu). Rằm tháng 7 âm lịch cũng lại có ngày lễ cúng cô hồn hoặc còn gọi là ngày xá tội vong nhân. Cần đặc biệt lưu ý là: Lễ Vu Lan và lễ cúng cô hồn là hai lễ cúng hoàn toàn khác nhau. Một lễ là để cầu siêu và báo hiếu cho cha mẹ và ông bà tổ tiên, một lễ là để làm phúc, bố thí cho những vong hồn không ai thờ cúng.

Thực tế cho thấy, vào dịp rằm tháng 7, chúng ta thường cúng trước ngày 15 và hóa vàng mã cũng trước ngày này. Đã bao giờ bạn tự hỏi, lý do vì sao chúng ta duy trì thói quen này lâu đến vậy và nguyên nhân thật sự đằng sau hành động này là gì?

Lý giải nguyên nhân rằm tháng 7 cúng cô hồn và lễ Vu Lan trước 15 âm lịch

Các nhà đình đều cúng rằm tháng 7 trong khoảng thời gian từ ngày 2/7 đến trước 12h đêm ngày 14/7 Âm lịch. Lý giải về tập tục này, chuyên gia phong thủy Lê Thái Bình (chủ nhiệm câu lạc bộ Thiền Việt, Viện Nghiên cứu tiềm năng con người) đã có những chia sẻ đáng chú ý trên báo Người đưa tin.

“Qua ngày mùng 1 sang canh ngày 2/7 - 14/7 là ngày các vong hồn được về với dương giới theo quan niệm dân gian. Và những vong hồn có tội thì có thể được xá tội trong những ngày này, Diêm Vương cho mở cửa Quỷ Môn Quan để những linh hồn này có thể trở về trần gian và được thọ hưởng những lễ vật ở trần gian do người dương thế cúng tế. Đây là một quan niệm dân gian, từ trước đến giờ tục lệ người dân Việt vẫn thường cúng tế vào những ngày này”, chuyên gia phong thủy Lê Thái Bình nói.

Theo quan niệm dân gian, những vong hồn có người cúng tế thì được về trần gian thọ hưởng vào ngày 15/7 âm lịch hàng năm. Trong khi đó, những vong hồn không có con cháu dương trần cúng tế thì sẽ phải trở về vào ngày 14/7. Do vậy, nhiều gia đình cúng rằm tháng 7 và cúng cô hồn trước ngày 15/7 âm lịch.

Ngoài ra, thông thường, lễ Vu Lan ở Việt Nam được tổ chức vào ngày 14 và 15 tháng 7 âm lịch. Nhiều sư thầy cho rằng, có thể cúng lễ Vu Lan từ đầu tháng cho đến hết tháng 7 âm lịch chứ không bó buộc trong ngày rằm tháng 7.

vi sao ram thang 7 cung co hon va le vu lan phai lam truoc 15 am lich
Rằm tháng 7, các chùa thường làm lễ cầu siêu từ rất sớm, cũng là dịp các thầy giảng cho người dân hiểu về ý nghĩa lễ Vu Lan và đạo hiếu của con cái với bậc sinh thành.

Gia chủ có thể chọn một ngày phù hợp và thuận tiện nhất cho gia đình mình (miễn là trước 12 giờ đêm ngày 15/7) làm mâm cỗ cúng mời thần linh, gia tiên về thụ hưởng lễ vật do con cháu dâng lên.

Trong mùa lễ Vu lan có thể cúng theo trình tự như sau: Cúng gia tiên vào ban ngày, sau đó làm lễ phóng sinh. Tiếp theo là cúng chúng sinh cho các vong hồn lang thang, đói khát. Cúng chúng sinh thì nên cúng vào buổi chiều tối và nên cúng ở bên ngoài cổng, không cúng chúng sinh trong nhà.

Cách cúng rằm tháng 7 đúng chuẩn phong tục Việt Nam

Rằm tháng 7 không nên sa đà tổ chức hoang phí mà chỉ nên làm những việc tốt, chuẩn bị mâm cúng thành tâm. Cách cúng rằm tháng 7 đúng chuẩn phong tục như sau:

Mâm cúng Phật: Với mâm cúng Phật, gia chủ chỉ nên sắm lễ là mâm ngũ quả đơn giản dâng lên cùng tấm lòng thành.

Theo giáo lý nhà Phật, lễ cúng không quan trọng ở mâm cao cỗ đầy mà cốt ở lòng thành. Vì thế, sắm mâm cỗ cúng rằm tháng 7 chỉ nên có mâm ngũ quả để cúng và thụ lộc tại nhà. Khi làm lễ, nên đọc một khóa kinh Vu Lan để hồi hướng cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh. Nên cúng Phật rằm tháng Bảy vào ban ngày.

vi sao ram thang 7 cung co hon va le vu lan phai lam truoc 15 am lich
Theo phong tục, ngày rằm tháng 7 mâm cúng thần linh và gia tiên thường làm cỗ mặn.

 

Mâm cúng thần linh và gia tiên

Theo phong tục, ngày rằm tháng 7 mâm cúng thần linh và gia tiên thường làm cỗ mặn có kèm tiền vàng cũng nhiều vật dụng bằng giấy dành cho người cõi âm với mong muốn người cõi âm cũng có cuộc sống đầy đủ như người trần. Mâm cơm cúng thần linh, gia tiên ngày rằm tháng bảy có thể chuẩn bị các món như: Xôi, gà, canh, cơm, cá kho...

vi sao ram thang 7 cung co hon va le vu lan phai lam truoc 15 am lich
Mâm cúng chúng sinh ngày rằm tháng 7 thường sẽ đặt ở ngoài sân, không hạn chế hướng đặt.

Mâm cúng chúng sinh ngày rằm tháng 7

Với mâm cúng chúng sinh nên có đủ các món sau: Gạo, muối, cháo trắng loãng, giấy áo, tiền giấy, mía, bánh kẹo, tiền mặt, 5 loại quả mỗi loại 1 trái hoặc 1 chùm, ngô/khoai lang, 3 ly nước, 3 cây nhang và 2 ngọn nến.

Mâm cúng này sẽ đặt ở ngoài sân và cúng vào chiều tối hoặc tối muộn, không hạn chế hoặc quy định hướng đặt. Riêng muối, gạo sau khi cúng cần rải xuống đường để tiễn cô hồn.

Tin bài liên quan