Áo em thêu chỉ biếc hồng
Ngày xuân đi hội Lồng Tồng thêm tươi
Trong kí ức của người dân Phú Định (Định Hoá) nói riêng, người Thái Nguyên nói chung, h́nh ảnh trong câu thơ trên vẫn sống động như một lời mời gọi. Bởi Lồng Tồng (Hội xuống đồng) đă từng là lễ hội lớn nhất, vui nhất của người Tày, người dân tộc thiểu số đông nhất ở tỉnh Thái Nguyên. Những người cao niên kể lại rằng, trước đây người Tày năm nào cũng tổ chức lễ hội ở những đám ruộng to nhất, đẹp nhất do dân bản chọn. Ngày tổ chức do từng nơi ấn định cho phù hợp. Các địa phương ở gần nhau th́ thoả thuận chọn các ngày khác nhau để có điều kiện giao lưu. Trước ngày hội, các gia đ́nh đều quét dọn nhà cửa, xóm bản sạch sẽ, chuẩn bị lương thực để đón khách. Khách đến quê nhà dù quen dù lạ đều được đồng bào mời về nhà ăn nghỉ qua đêm chờ dự hội
Trong ngày diễn ra lễ hội, phần lễ và phần hội đều diễn ra trang trọng, vui tươi. Phần lễ là hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận gió hoà, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no. Để chuẩn bị lễ ở ngoài đồng, mỗi gia đ́nh chuẩn bị một mâm cỗ theo khả năng, có nhiều nhà làm từ vài chục đến một trăm món. Việc làm cỗ c̣òn mang hàm ý phô bày một cách kín đáo sự khéo léo của người phụ nữ trong việc nội trợ, nấu nướng các món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh dày, chè lam, bánh bỏng... Có những gia đình dâng mâm cao đến 5 tầng lễ vật, ngoài các loại bánh kẹo c̣n có các món ăn được chế biến công phu, trên mỗi mâm đều có một chiếc bánh hình bông hoa nhiều mầu sắc. Mỗi mâm cỗ c̣òn có thêm hai đôi quả Còn được làm bằng vải mầu, trong nhồi cát, bông, có tua rua nhiều mầu sắc sặc sỡ.
Khi cỗ được bày xong, người đựơc dân làng tín nhiệm tiến cử thực hiện nghi lễ cầu cúng cầu mong đất trời, thần linh phù hộ cho bản làng. Phần cúng lễ cũng chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, còn dành thời gian cho phần hội.
Mở đầu là hội tung Còn. Đây là hoạt đông vui nhất, thu hút nhiều người tham gia nhất. Để chuẩn bị cho hội tung Còn, ở giữa đám ruộng lớn đựơc chọn làm địa điểm lễ hội, người ta dựng một cây mai cao từ 20-30cm làm cột. Trên đỉnh cột có uốn vòng tròn đường kính 50 - 60 cm dán giấy hai bên, đề chữ Nhật- Nguyệt tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời. Tung còn đòi hỏi cả sức khoẻ và sự khéo léo. Nếu ở lễ hội nào không có ai tung Còn trúng vòng tròn thì dân bản không vui, vì theo quan niệm của họ, phải có người tung Còn trúng vòng tròn làm rách giấy thì năm đó làm ăn mới thuận lợi, mưa thuận gió hoà. Trong trò chơi này, nam nữ thanh niên còn thi tung Còn cho nhau.
Ngoài ra còn có các hoạt động múa sư tử, múa vơ, kéo co... Đặc biệt, đêm về, nam nữ thanh niên thi hát lượn đối đáp suốt canh dài...
Cho đến bây giờ chưa có tài liệu nào nghiên cứu, khẳng định lễ hội Lồng Tồng có từ bao giờ. Nhưng chắc chắn rằng, khởi nguồn của lễ hội phải được sinh ra từ xă hội của người Tày khi đă sống thành làng bản quần cư trong cộng đồng.