Tuổi Đinh Tỵ hợp cây gì, trồng cây gì theo phong thuỷ?

Cây xanh không chỉ mang đến không gian tươi mới, thoáng đãng cho gia đình bạn mà còn có ý nghĩa phong thủy rất tốt. Lựa chọn cây cảnh theo tuổi cũng là một trong những yếu tố được nhiều người quan tâm. Mỗi tuổi, mệnh khác nhau sẽ phù hợp với những loại cây khác nhau mang đại diện của mệnh Thổ, Kim, Thủy, Hỏa… nhờ đó mà hút tài lộc và vận khí cũng khác nhau. Vậy những người tuổi Đinh Tỵ hợp cây phong thủy gì, trồng cây gì sẽ mang lại may mắn và thịnh vượng cho gia chủ.

Theo các chuyên gia, trồng cây cảnh phong thủy phù hợp với từng không gian và bản mệnh sẽ giúp mang lại sự may mắn, sức khỏe, hòa thuận và hạnh phúc cho gia đình. Do đó, cần phải có sự cân nhắc hết sức kỹ lưỡng khi chọn cây cảnh phong thủy trong nhà. Chúng ta không thể tùy tiện cứ thấy cây nào ưng mắt, hợp sở thích là đưa vào không gian sống của mình. Bởi theo phong thủy, có loại cây mang lại may mắn, có loại cây lại mang đến sát khí, không tốt cho gia chủ. Đơn cử, một số loại cây cảnh có đặc điểm lá quá nhỏ, dài loằng ngoằng, mọc quá um tùm có thể sẽ làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình, gây ảnh hưởng không tốt đến vấn đề sức khỏe của mọi người.

Cây phong thủy cũng có rất nhiều loại khác nhau mỗi loại có một đặc điểm riêng biệt. Nếu muốn tìm hiểu về người tuổi Đinh Tỵ hợp cây phong thủy gì, đầu tiên bạn phải đối chiếu theo năm sinh và mệnh, từ đó sẽ có căn cứ và dễ dàng chọn được cây cảnh phù hợp nhất. Trong bài viết này xin giới thiệu tới quý bạn đọc hình ảnh, thông tin về một số loại cây phong thủy hợp tuổi Đinh Tỵ sinh năm 1977.

1. Thông tin chung tuổi Đinh Tỵ

- Những người sinh năm 1977 là tuổi Tỵ (con Rắn), thuộc năm sinh dương lịch từ 18/2/1977 đến 6/2/1978.

- Năm sinh âm lịch: Đinh Tỵ

– Thiên can: Đinh

+ Tương hợp: Nhâm

+ Tương hình: Qúy, Tân

– Địa chi: Tỵ

+ Tam hợp: Tỵ – Dậu – Sửu

+ Tứ hành xung: Dần – Thân – Tỵ – Hợi

Những người sinh năm 1977 là tuổi Tỵ và thuộc mệnh Thổ, cụ thể là Sa Trung Thổ – Đất Pha Cát. Trong 6 nạp âm của mệnh Thổ, hầu hết đều mang tính nhân tạo. Sa Trung Thổ là dạng vật chất tự nhiên, nên trời sinh người mang mệnh này đều yêu thích sự tự do, chán ghét sự ràng buộc, khuôn mẫu. Họ có vẻ bề ngoài cứng rắn, quyết đoán nhưng nội tâm lại mềm mỏng, hiền lành, có phần đa cảm, yếu đuối. Nếu quan sát kĩ sẽ thấy họ cố gắng tỏ ra mạnh mẽ, nhưng sự thật bên trong lại hoàn toàn khác, giống như tính chất bản mệnh mà họ đang mang – thiếu sự nhất quán và tự mâu thuẫn với chính mình.

+ Tương sinh: Hỏa, Kim

+ Tương khắc: Mộc, Thủy

2. Cây phong thuỷ hợp tuổi Đinh Tỵ 1977

Những người sinh năm 1977 rất dễ giao tiếp, họ sôi nổi và có phần ồn ào. Họ cũng không ngại ngần khi phải thể hiện quan điểm của bản thân và có khả năng thuyết phục người khác làm theo ý muốn của mình. Kiên trì, không khoan nhượng là những tính cách thường thấy của người tuổi này.

Họ nhiệt tình, gợi cảm nhưng lại đa nghi và thường hay ghen tuông. Rắn Lửa thường hay thể hiện tình yêu của mình một cách thái quá, áp đặt suy nghĩ của bản thân lên đối phương vì vậy muốn trở thành người bạn đời của người Đinh Tỵ, bạn phải là người thận trọng và giàu lòng vị tha.

Để biết tuổi Đinh Tỵ hợp với cây gì thì người sinh năm 1977 thuộc mệnh Thổ, xét theo yếu tố ngũ hành tương sinh thì Hỏa sinh Thổ nên lựa chọn những loại cây thuộc hành Hỏa có màu đỏ, hồng hoặc Tím. Có thể kể đến những loại cây phổ biến như: Cây Hoa giấy, cây Trạng Nguyên, cây Vạn Lộc, cây Lan Hồ Điệp, cây Cung Điện Vàng, cây Đa Búp Đỏ, cây Sen Đá Nâu, cây Lan Quân Tử, Cây Hồng Môn, cây Xương Rồng, cây Lan Hồ Điệp Vàng...Đây là những loại cây phổ biến nhất tại Việt Nam mà quý bạn tuổi Đinh Tỵ có thể dễ dàng sử dụng.

2.1. Cây phong thủy tuổi Đinh Tỵ: Cây Hồng Môn

 

 

Cây Hồng Môn có vẻ đẹp vô cùng đặc biệt, điểm nhấn chính là màu Hoa của nó. Màu hoa đỏ chuyển cam chính là màu sắc tương sinh của bản mệnh người sinh năm 1977. Qúy chủ tuổi Đinh Tỵ sử dụng cây Hồng Môn trong nhà sẽ mang đến sự thịnh vượng và may mắn. Bởi vậy tuổi Đinh Tỵ hợp cây gì để mang đến được sự thịnh vương và thăng tiến trong sự nghiệp thì nên sử dụng cây Hồng Môn trồng trong nhà.

- Có quan điểm cho rằng, hoa hồng môn có sự biến chuyển màu sắc từ đỏ, cam đến màu cam nhạt chính là đại diện cho vòng đời của con người từ lúc sinh ra, trưởng thành, già cỗi và mất đi.

- Cũng có quan niệm cho rằng, hoa của loài cây này có hình trái tim nên dù cho có màu sắc gì thì vẫn là biểu tượng cho một tình yêu thương bền vững. Đối với người dân Hawai thì hoa hồng môn còn là biểu trưng cho sự hiếu khách.

- Trong phong thủy, hoa hồng môn mang lại may mắn, tài lộc và thịnh vượng cho gia chủ. Rất phù hợp với người mệnh Hỏa và mệnh Thổ.

2.2. Sinh năm 1977 hợp cây gì để vạn sự may mắn? Cây Đa Búp Đỏ

 

 

Đây được coi là loại cây phong thủy khá nổi tiếng cũng như cái tên đã gắn liền với con người Việt Nam. Với màu đỏ tía của cây đa búp đỏ nên loại cây này rất phù hợp và bổ trợ rất tốt cho người mệnh Thổ cũng như mệnh Hỏa.

Tuy nhiên các cây đa cổ thụ thường ít được người dân trồng trước nhà vì theo tín ngưỡng không nên trồng cây cổ thụ trước nhà vừa xui xẻo lại thu hút nhiều động vật có hại như rắn rết tới làm tổ. Gần đây nhờ tiến bộ kỹ thuật cho ra những giống đa mới kích thước nhỏ với màu sắc sặc sỡ có tên là đa búp đỏ. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về loại cây mới này nhé.

Ý nghĩa phong thủy: cây đa từ ngàn xưa đã biểu trưng cho sức sống dẻo dai, sự trường tồn, biểu tượng cho thần quyền và tâm linh của con người trong phong thủy. Trong phong thủy cây đa râm mát có sức bao bọc lớn che chở và mang lại bình an cho gia đình.

2.3. Cây Lan Hồ Điệp - Cây phong thủy tuổi Đinh Tỵ


 

Lan Hồ Điệp có tên khoa học là Phalaenopsis sp, là loại lan có hoa lớn, đẹp, bền. Lan Hồ điệp có màu sắc phong phú; không thua kém giống lan nào khác từ trắng, hồng, đỏ, vàng, tím đến các loại lan Hồ điệp có sọc nằm ngang; hoặc thẳng đứng hoặc có đốm to hay nhỏ. Lan Hồ điệp sống ở độ cao 200- 400m; nên vừa chịu khí hậu nóng ẩm vừa chịu khí hậu mát; nhiệt độ trung bình từ 20°C – 30°C. Trong đó, khí hậu lý tưởng cho việc nuôi trồng loại lan này là 22°C – 27°C.

Lan Hồ Điệp thuộc loại lan đơn thân. Lan đơn thân sinh trưởng rất chậm chạp; thân chính của nó trong môi trường thuận lợi hàng năm lại mọc ra các lá mới. Chúng mọc theo hướng cao hơn theo phương thẳng đứng còn cành hoa thì mọc ở rìa thân hoặc nảy ra từ nách lá; lá mọc xếp thành hai hàng, xen kẽ nhau. Thân của lan Hồ Điệp, ngoài tác dụng giữ cho cây thẳng đứng; còn có chức năng tích trữ chất dinh dưỡng và nước cho cây.

Theo nguyên lý tương sinh, màu sắc có lợi nhất cho mạng thổ là màu đỏ; và các màu có thể phối theo là màu tím và hồng. Vì vậy, lan Hồ điệp tím, hoặc lan Hồ điệp hồng cũng sẽ mang lại nhiều điều thú vị; và may mắn cho người mệnh thổ; bởi tím và hồng đều là màu kích thích chỉ sự sáng sủa, trường thọ và huyền bí. Ngoài ra, do Thổ sinh Kim, người mệnh thổ có thể sử dụng lan hồ điệp màu trắng; nhưng chỉ nên với số lượng vừa phải. Và điều thú vị; lan hồ điệp được đặt trong các chậu sứ (có nguồn gốc từ đất) có kiểu dáng phong phú và không kém phần tinh tế sẽ đem lại nhiều điều tốt đẹp; may mắn cho người mệnh thổ.

Những loại cây tốt nhất trong phong thủy phải là cây có cành lá mềm mại; tròn trịa không có lá nhọn, gai nhọn, thân xù xì. Lan hồ điệp là loại hoa đáp ứng được tất cả mọi tiêu chí này. Những cánh hoa và chiếc lá được sắp xếp đối xứng; thể hiện sự cân bằng, lá mềm mại to bản và xanh tốt, hoa to, đẹp tròn đầy. Cây cảnh nội thất này mang lại vượng khí tốt cho ngôi nhà.

3. Lưu ý khi trồng cây phong thuỷ

Đối với cây cảnh phong thủy trồng trong nhà, không những để làm cảnh mà khi chọn được loại phù hợp, sẽ còn giúp đem lại may mắn, tài lộc và sức khỏe cho gia đình nên cần dựa vào nhiều yếu tố để chọn cây.

* Về hình dáng:

- Không nên trồng những loại cây có lá quá nhỏ, cành dài loằng ngoằng, mọc quá um tùm, hoặc có nhiều gai nhọn... có thể chứa khí xấu khiến các thành viên trong gia đình tranh cãi, gây mâu thuẫn hay có những vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống.

- Tốt nhất, nên chọn những cây có dáng tròn xinh, đầy đặn và viên mãn, tán lá rộng theo không gian trồng, có màu sắc tươi tắn, đậm đà thì nó sẽ mang lại những điều vô cùng tốt đẹp cho bản thân người trồng.

* Về mật độ trồng cây:

- Nếu trồng nhiều cây, dày quá thì sẽ làm hạn chế đi lượng ánh sáng mà cây được hấp thụ, từ đó làm giảm dương khí, gây ra những tác động tiêu cực đến vận may của người trồng. Thế nên không cần trồng nhiều, chỉ cần trồng đủ và phải có chế độ cắt tỉa phù hợp.

* Vị trí đặt cây:

- Vị trí đặt của từng loại cây khác nhau dù là trên bàn làm việc, phòng khách hay phòng ngủ, chân cầu thang cũng rất quan trọng. Chỗ đặt phải tuân theo đặc tính sinh trưởng của cây và phù hợp với vận mệnh của người trồng thì cây mới xanh tốt, mới phát huy hết hiệu quả phong thủy của nó.

Cần lựa chọn vị trí đặt cây đảm bảo đủ ánh sáng cho cây phát triển bình thường. Nếu trong điều kiện ánh sáng tự nhiên thì mỗi ngày, cây cần có khoảng 2 - 3 giờ hấp thụ ánh sáng. Nếu không thì cần chuẩn bị thêm đèn phát ra ánh sáng để giúp cây luôn xanh tốt, có thể quang hợp được. Đối với những cây cảnh trong nhà không cần tưới nước nhiều sẽ gây ngập úng, chỉ cần tưới một lượng vừa đủ khi thấy đất trong bình bị khô quá. Bên cạnh đó, có thể dùng thêm bình phun để phun cho cây, tăng cường độ ẩm, làm sạch lá, tăng hiệu quả quang hợp của cây và cho cây xanh tốt hơn.

Vì là cây đặt trong nhà, ở bình thường sẽ có lỗ thoát nước ở dưới nên cần có đĩa đệm ở phía dưới chậu. Như vậy thì khi tưới nước sẽ không lo chảy lênh láng khắp nhà. Trong quá trình cây sinh trưởng cũng không thể bỏ qua bón phân, tăng cường dưỡng chất cho cây duy trì sự sống và phát triển. Tuy nhiên, cây cảnh thường đã được tạo dáng trước, nên không được bón nhiều, khiến cây phát triển mạnh sẽ làm mất dáng. Có thể khoảng nửa tháng/ lần bón phân vừa đủ cho cây.

– Tại vị trí cửa chính tuyệt đối không trồng cây lớn có tán rộng, không trồng quá nhiều hoặc chỉ độc một cây. Lời khuyên cho những ai trồng cây phong thủy trong nhà là nên đặt nơi cửa chính sốchậu hoặc cây chẵn (thường là hai). Cây dâu, cây dương, cây liễu, cây bách, cây đa cũng như các loại cây có tính âm là tối kỵ tại vị trí này.

– Phòng khách là nơi trọng điểm trong nhà vì đây được cho là vị trí thu hút tài lộc. Bên cạnh đó, bạn có thể gây ấn tượng tốt cho các vị khách đến nhà vì tạo được bầu không khí dễ chịu, tươi mới tại đây. Do đó cần chú trọng chọn những cây mang lại nhiều may mắn và luôn xanh tốt quanh năm như kim ngân, kim tiền, phú quý, phát lộc hoa, ngọc bích, kim tiền, thường xuân, …

– Phòng ngủ là nơi nên ít được đặt cây nhất vì sẽ dễ phải hít khí cacbonic mà cây thải ra về đêm. Nếu bạn vẫn muốn thêm sự thuận hòa cho gia đình thì vẫn có thể cân bằng mọi thứ bằng những chậu cây nhỏ và tươi tắn. Vì có thuộc tính âm nên phòng ngủ không được đặt cây to, xù xì và sậm màu – dễ dàng gây ảnh hưởng xấu tới thể chất và tinh thần của con người.

– Gian bếp cũng không phải là một nơi lý tưởng để bạn trồng cây vì nhiệt độ cao do quá trình nấu nướng sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng của chúng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không thể tạo một không gian hài hoà phong thuỷ và tràn đầy sức sống tại đây. Hãy chọn những cây có mùi hương dễ chịu hoặc có thể sống đượ c trong điều kiện khô hạn để trồng tại đây.

– Cây cảnh ở phòng làm việc không được có màu sắc quá sặc sỡ hay tỏa hương thơm nồng vì sẽ khiến tâm trí của bạn xao động, không thể tập trung vào công việc. Điều mà chúng ta cần tại vị trí này là những cây có thể giúp cân bằng được trạng thái an tĩnh và sự bình yên cũng như cảm giác thoải mái, tự tin nhất.

– Phòng tắm cũng có thể được trang trí thêm một vài cây cảnh nhỏ, chịu được bóng, ẩm và phù hợp với tính cách của bạn.

4. Một số điều cần lưu ý khi trồng cây trước nhà

Ngoài việc nắm rõ những loại cây phong thủy trước nhà, bạn cũng nên lưu ý đến hướng nhà của bạn.  Chẳng hạn như nhiều người hay thắc mắc nhà hướng tây nên trồng cây gì thì sẽ thịnh vượng và may mắn hơn, câu trả lời là bạn không nên trồng cây ở hướng Tây. Vì hướng Tây đại diện cho hành Mộc nên nếu bạn trồng cây sẽ khiến phong thủy nhà bạn yếu hơn.

Đối với nhà có cửa trước ở hướng Tây và bạn muốn trồng cây để trang trí thêm cho ngôi nhà, thì tốt nhất là bạn nên chọn những loại cây hoa có màu sắc tươi như hoa hướng dương, hoa mười giờ, hoa dâm bụt, v.v. để không phạm phong thủy

* Không trồng cây đối diện hướng cửa trước nhà bạn

Một trong các cách bố trí cây cảnh trước nhà cần lưu ý là bạn không nên trồng cây đối diện cửa nhà. Đúng là càng nhiều cây trong sân của bạn, càng tốt cho phong thủy của ngôi nhà, nhưng bạn nên tránh trồng cây đối diện cửa nhà. Vì các loại cây này có thể che nhà bạn và chặn ánh sáng mặt trời, làm cản trở luồn năng lượng tốt đi vào trong nhà bạn.

* Tránh những cây có gai nhọn trước nhà

Ngoại trừ hoa hồng thì những cây có gai hoặc hình dáng giống gai được cho là sẽ phá vỡ dòng năng lượng tích cực đến nhà bạn. Do đó, bạn nên tránh trồng bất kỳ loại cây nào như vậy trước nhà, vì nó có thể phá vỡ phong thủy ngay tức khắc.

* Dành thời gian cắt tỉa cây phong thủy trước nhà

Bất kể bạn trồng loại cây gì để tăng phong thủy trước nhà, chúng cần phải được chăm sóc và cắt tỉa gọn gàng. Cây lòa xòa hoặc sắp héo sẽ phá vỡ năng lượng tích cực mà phong thủy mang lại cho ngôi nhà của bạn, thậm chí có thể khiến mọi thứ tệ hơn.

* Trên đây là thông tin cung cấp cho bạn đọc tham khảo, hy vọng hữu ích cho bạn.

Tin bài liên quan