Tuổi trung niên mới chính là ở đỉnh cao sinh mệnh, hãy biết hưởng ‘cuộc đời thứ 3’

Rất nhiều sách vở dạy chúng ta cách thi cử như thế nào, tìm công việc tốt ra sao, làm thế nào tăng sức cạnh tranh trong công việc. Nhưng rất ít sách vở dạy chúng ta sống thế nào sau khi rời khỏi cương vị công tác, sống cuộc đời thứ ba.

‘Cuộc đời thứ 3’ là gì?

Đời người có 3 giai đoạn với 3 phương thức sống khác biệt, nên có thể gọi đó là ‘3 cuộc đời’. Cuộc đời thứ nhất là giai đoạn cầu học, học hành. Cuộc đời thứ hai là giai đoạn công tác, làm việc. Cuộc đời thứ ba là giai đoạn rời khỏi công tác, chức vụ.

Cuộc đời thứ nhất ngây thơ, đối với cuộc sống thì mông lung mơ hồ, giàu trí tưởng tượng, nhiều mộng mơ nhưng không thể nào thực hiện được.

Cuộc đời thứ hai tất bật mưu cầu công danh sự nghiệp, bận rộn truy cầu sở hữu những thứ bên ngoài, vì để thỏa mãn kỳ vọng của người khác mà sống.

Sau khi rời nơi làm việc bắt đầu sống cuộc đời thứ ba. Hai cuộc đời trước khó tránh khỏi sống vì để làm hài lòng người khác, làm việc thục mạng để hoàn thành trách nhiệm bản thân. Đến cuộc đời thứ ba có thể có phương thức sống vui vẻ hơn, trí tuệ hơn không?

Trải qua nỗ lực sẽ thành công

Chúng ta so với thời mẹ cha, tuy cùng đến tuổi trung niên nhưng phương thức sống lại khác xa. Về quan niệm, tư tưởng, lối sống, quan niệm về tiền bạc, đều có thay đổi lớn.

Chúng ta tuy có trải qua nghèo khó nhưng không bị chiến tranh giày xéo. Tuổi thanh xuân của chúng ta và thời kỳ dốc sức nơi công tác chính là lúc kinh tế đổi mới mở cửa. Chúng ta tin rằng chỉ có nỗ lực mới có thành công.

Đại đa số chúng ta sau khi tốt nghiệp xong là mong tìm được công việc kiếm tiền, giảm bớt gánh nặng cho cha mẹ, do đó chịu được khổ cực, chịu được khó khăn. Cộng thêm kinh tế mở cửa, cơ hội nhiều hơn, chỉ cần chúng ta đủ nỗ lực thì đều có thể thể hiện được khả năng của mình ở các ngành các nghề, tìm được cơ hội trong trào lưu chung.

Dốc sức thì mới đạt được – đó chính là miêu tả chân thực về chúng ta.

Người trẻ tuổi thời đại mới đầy lo lắng

Đương nhiên môi trường xã hội ngày nay đã khác nhiều. Giá trị quan của thanh niên thời đại mới đã có những thay đổi. Chúng ta kẹp ở giữa hai thế hệ, thử tìm ra điểm cân bằng.

Dưới tác động của luật chơi mới, khoa học kỹ thuật mới, các phương thức truyền thông mới, chúng ta run rẩy học và thích ứng, trong tâm chốc chốc lại hiện ra sự lo lắng:

Chúng ta nên học làm thế nào để sống tốt cuộc đời thứ 3

Rất nhiều sách vở dạy chúng ta cách thi cử như thế nào, tìm công việc tốt ra sao, làm thế nào tăng sức cạnh tranh trong công việc. Nhưng rất ít sách vở dạy chúng ta sống thế nào sau khi rời khỏi cương vị công tác.

Tuổi thọ con người được kéo dài, sống trăm tuổi không còn là chuyện trời ơi đất hỡi nữa. Chiều dài cuộc đời thứ ba rất có thể vượt qua cuộc đời thứ nhất và thứ hai.

Tuổi 50 mới chính là ở đỉnh cao sinh mệnh

Nếu chúng ta bảo dưỡng tốt thì tương lai còn 30, 40 năm nữa. Và chúng ta đang đứng ở ngã tư này.

Cuộc đời thứ 3 sẽ là vấn đề quan trọng của tương lai, cũng là thách thức mà mỗi người cuối cùng đều phải đối mặt. Nó cũng sẽ càng ngày càng dài hơn. Do đó làm thế nào để sống rực rỡ, khỏe mạnh và có trí tuệ, là điều rất đáng được chúng ta suy nghĩ và bắt tay lập kế hoạch.

Bất kể là thể lực, tài chính hay hình thái công tác thay đổi, hoặc quan hệ với những người xung quanh, chúng ta đều nên kiểm tra xem xét lại.

Đối diện với sự trưởng thành của con cái, cha mẹ già đi, chung sống hôn nhân, kế hoạch dưỡng lão, còn có thực hiện các ước mơ, sắp xếp cuộc sống, chúng ta đều cần có quan niệm mới để đối diện với những biến đổi mới.

Rời khỏi cương vị công tác là dùng hai chữ ‘tốt nghiệp’

Rời khỏi cương vị công tác, tôi không muốn dùng hai chữ ‘nghỉ hưu’, là vì mọi người đều có ấn tượng cứng nhắc với ‘nghỉ hưu’. Trong ấn tượng của mọi người thì người nghỉ hưu chỉ nên hưởng thụ, vui vẻ chơi với cháu con, chơi cờ hoặc ra công viên tập thể dục dưỡng sinh.

Diện mạo cuộc sống thế hệ người tuổi ngoài 50 ngày nay càng ngày càng đa dạng, càng khiến người ta trông đợi. Do đó tôi dùng hai chữ ‘tốt nghiệp’ để hình dung rút lui khỏi cương vị công tác, sắp bước vào một giai đoạn cuộc đời khác.

Tốt nghiệp công tác, chúng ta lại bắt đầu làm chính mình.

Cuối cùng chúng ta cũng đã thoát khỏi giai đoạn tất bật với công việc, kinh doanh, nuôi dạy con cái.

Chúng ta dồi dào sức sống, trái tim còn đầy nhiệt huyết, chúng ta tích tụ thế năng chờ đợi hành động, có thể thực hiện những việc trước kia chưa thể hoàn thành, có thể vui vẻ đi đây đó du ngoạn, có thể báo đáp xã hội, có thể xem lại các mối quan hệ với người khác, chăm sóc tốt thân thể và tâm hồn của chính mình.

Quan trọng nhất là chúng ta biết chính mình muốn gì, và có năng lực để hoàn thành.

Cuộc đời thứ 3: Trọng tâm cuộc sống chuyển đến chăm sóc thân thể và tâm hồn

Bước vào cuộc đời thứ 3, trọng tâm cuộc sống chuyển đến chăm sóc thân thể và tâm hồn của chính mình. Tỷ lệ giữa công việc – cuộc sống, và trình tự ưu tiên có sự điều chỉnh lại, chú ý đến nội tâm bản thân hơn mưu cầu danh lợi vật chất bên ngoài.

Trước kia mỗi ngày đi làm, cuộc sống hầu như lấy công việc làm trọng tâm, xoay quanh công việc, nên cuộc sống mất cân bằng nghiêm trọng.

Hiện nay bước vào cuộc đời thứ 3, cũng không nhất định phải hoàn toàn vứt bỏ công việc. Công việc ở một mức độ nào đó đã đem lại cho chúng ta ý nghĩa ở tầng sâu và mối liên kết quan hệ với con người. Do đó có thể giảm thời gian làm việc xuống thấp, hoặc thay đổi mô hình làm việc.

Chỉ làm việc bản thân có hứng thú, hoặc là việc có ý nghĩa đối với xã hội, bao gồm việc từ thiện, tình nguyện hoặc báo đáp xã hội.

Lúc này mục đích công việc là để tiếp tục học tập và trưởng thành, giữ sức sống, hội nhập cùng xã hội. Do đó có thể tiếp tục công tác, nhưng tỷ lệ thời gian thấp xuống, không còn sáng 8 giờ, chiều 5 giờ nữa.

Trọng tâm cuộc sống chuyển dịch đến trải nghiệm và hưởng thụ tinh thần, đó mới là cuộc đời thứ ba mà chúng ta sẽ sống.

Nam Phương.

Tin bài liên quan