Cây hồng môn là hình ảnh của tình yêu, lòng hiếu khách. Loại cây này khá dễ trồng, không đòi hỏi công chăm sóc nhiều mà vẫn sinh trưởng và phát triển tốt; thường được đặt trang trí ở quầy lễ tân, phòng khách.
Cây hồng môn có tên khoa học là Anthurium Andraeanum, thuộc học Ráy – Araceae, nguồn gốc từ Colombia và Ecuador. Hồng môn còn được gọi với những tên khác như cây buồm đỏ, môn hồng, cây vĩ hoa tròn, cây hồng môn đỏ.
Là loại cây trồng thân thảo, cây hồng môn có kích thước nhỏ, thân ngắn và thường mọc thành bụi. Lá cây màu xanh hình trái tim, dài từ 18cm - 30cm. Lá non có màu nhạt và đậm dần khi trưởng thành. Cuống lá cây dài khoảng 30cm - 40cm và có hình ống trụ. Cây hồng môn có tuổi thọ cao so với các loại cây cảnh khác.
Dựa vào kích thước, cây hồng môn hiện được chia làm 3 loại chính, đó là: Đại hồng môn, trung hồng môn và tiểu hồng môn. Tuỳ sở thích và mục đích, gia chủ có thể lựa chọn loại cây hồng môn phù hợp để trồng làm cảnh.
Đặc điểm dễ nhận biết của đại hồng môn so với hai loại còn lại là bản lá to, gân lá hình chân vịt, có màu xanh nhạt. Lá có hình bầu dục, đầu lá thuôn gọn, cuống lá dài và cong rũ xuống. Hoa đại hồng môn có hình mo cau, cuống dài.
Với kích thước cao và bản lá to, đại hồng môn thích hợp trồng ở hàng lang, toà nhà văn phòng hoặc sảnh khách sạn. Trong khi đó, trung hồng môn và tiểu hồng môn rất thích hợp khi trồng trang trí để bàn.
Cây hồng môn mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Trong tiếng Trung, Hồng là từ chỉ màu đỏ - tượng trưng cho may mắn và hạnh phúc; Môn có nghĩa là cánh cửa - thứ rất quan trọng trong văn hóa xưa - tượng trưng cho “gia môn phú quý”. Vì vậy, cây hồng môn có nghĩa là cánh cửa đỏ mở ra tương lai đầy tươi sáng và rạng rỡ cho con người.
Với những người đang kinh doanh, nên đặt một chậu hồng môn nơi bàn làm việc hoặc quầy lễ tân của công ty. Ngoài tác dụng trang trí không gian làm việc, cây hồng môn còn có ý nghĩa mang đến sự may mắn, thuận lợi và tài lộc.
Hồng môn là loại cây tốt lành, có thể điều hòa khí phong thủy trong nhà. Cây thu hút những dòng khí tích cực và điều hòa bớt những dòng khí tiêu cực trong môi trường xung quanh. Trồng cây hồng môn trong nhà sẽ giúp không gian sống trở nên hài hòa và bình yên hơn.
Cũng có quan niệm cho rằng, hoa hồng môn có hình trái tim nên dù có là màu sắc gì thì đây cũng là loại cây biểu tượng cho sự yêu thương bền vững. Ở một số nơi khác, hoa hồng môn còn là biểu trưng cho sự hiếu khách.
Hoa hồng môn có 3 dạng đại hồng môn, trung hồng môn, tiểu hồng môn. Đại hồng môn bạn có thể trưng bày ở phòng khách, ở sảnh trang trí. Trung hồng môn có thể trồng ở ban công. Còn tiểu hồng môn có thể dâng lên ban thờ, vị trí tài vị trong nhà.
Hồng môn là loài cây thu hút tài lộc nên bạn có thể trồng một bình thủy sinh tiểu hồng môn tại ví trí ban thờ Thần Tài, hoặc bàn làm việc để thu hút tài lộc.
Tại ban thần tài nên trồng tiểu hồng môn thủy sinh là vì cây tiểu hồng môn hợp vị trí kích thước ban thần tài. Trồng thủy sinh mang lại yếu tố thủy cho khu vực thờ nên tụ tài hút lộc tốt hơn.
Trên bàn làm việc, tiểu hồng môn giúp vừa vặn với bàn và còn giúp hút bụi mịn, tránh bức xạ điện từ.
Màu sắc đỏ rực của cây hồng môn sẽ tương hợp đối với những người mệnh Hỏa. Những người mang mệnh này luôn mang trong mình ngọn lửa rất nhiệt huyết, thích mạo hiểm và tự tin, rất phù hợp với các công việc liên quan đến kinh doanh.
Trong phong thủy, màu sắc đỏ rực của cây hồng môn sẽ tương hợp đối với những người mệnh Hỏa. Họ thường nhiệt huyết, thích mạo hiểm và tự tin, rất phù hợp với các công việc liên quan đến kinh doanh nhưng lại hay nóng nảy và thiếu kiên nhẫn. Việc sở hữu một chậu cây hồng môn có ý nghĩa mang lại nhiều may mắn, sắc xanh của cây sẽ giúp kiềm lại những tính cách gây trở ngại trên con đường sự nghiệp cũng như cuộc sống của người mang bản mệnh này.
Bên cạnh đó, người mệnh Thổ cũng rất phù hợp trồng cây này, sẽ mang đến tài lộc và may mắn. Cây phù hợp làm cây để bàn, phòng khách, quầy lễ tân, trang trí quán cà phê, góc nhỏ trong nhà.
Theo Ngũ hành tương sinh, người tuổi mệnh Hoả và mệnh Thổ sẽ hợp với hoa hồng môn màu đỏ, hồng và cam.
Cụ thể, người mệnh Hoả sinh vào các năm sau: Giáp Tuất (1934, 1994), Đinh Dậu (1957, 2017), Bính Dần (1986, 1926), Ất Hợi (1935, 1995), Giáp Thìn (1964), Đinh Mão (1987, 1927), Mậu Tý (1948, 2008), Ất Tỵ (1965), Kỷ Sửu (1949, 2009), Mậu Ngọ (1978), Bính Thân (1956, 2016), Kỷ Mùi (1979).
Người mệnh Thổ sinh vào các năm sau: Mậu Dần (1938, 1998), Tân Sửu (1961, 2021), Canh Ngọ (1990), Kỷ Mão (1939, 1999), Mậu Thân (1968), Tân Mùi (1991), Bính Tuất (1946, 2006), Kỷ Dậu (1969), Đinh Hợi (1947, 2007), Bính Thìn (1976), Canh Tý (1960, 2020), Đinh Tý (1977).
Trong khi đó, những người tuổi mệnh Kim và mệnh Thuỷ sẽ hợp với hồng môn có hoa màu trắng.
Những người mệnh Kim sinh vào các năm sau: Nhâm Thân (1932, 1992), Ất Mùi (1955, 2015), Giáp Tý (1924, 1984), Quý Dậu (1933, 1993), Nhâm Dần (1962, 2022), Ất Sửu (1985, 1925), Canh Thìn (1940, 2000), Quý Mão (1963), Tân Tỵ (1941, 2001), Canh Tuất (1970), Giáp Ngọ (1954, 2014), Tân Hợi (1971).
Những người mệnh Thuỷ sinh vào các năm sau: Bính Tý (1936, 1996), Quý Tỵ (1953, 2013), Nhâm Tuất (1982, 1922), Đinh Sửu (1937, 1997), Bính Ngọ (1966), Quý Hợi (1983, 1923), Giáp Thân (1944, 2004), Đinh Mùi (1967), Ất Dậu (1945, 2005), Giáp Dần (1974), Nhâm Thìn (1952, 2012), Ất Mão (1975).
* Cách trồng cây hồng môn
Để trồng loại cây này phát triển tốt nên sử dụng đất giàu dinh dưỡng như phù sa, các loại đất thoát nước tốt và tơi xốp, có thể trộn nhiều loại như phân chuồng, xơ dừa,... tạo nên loại đất dinh dưỡng cho cây, nên rải thêm một lớp đá ở mặt trên của đất trồng, vừa mang lại thẩm mỹ mà còn hạn chế được hơi ẩm thoát ra.
Sau khi chọn giống cây con hồng môn ưng ý, đặt cây vào chậu và tưới nước đầy đủ cho cây, nên đặt cây con tại nơi có bóng mát, cây con sẽ bắt đầu ra rễ nhiều hơn và phát triển như bình thường.
Khi hồng môn đủ lớn thì bạn có thể trồng cây trong nước, nên sử dụng bình thủy tinh để bạn có thể dễ dàng quan sát và phát hiện nếu cây gặp vấn đề gì. Cố định cho phần rễ luôn ngập trong nước và thay nước mỗi tuần một lần để đảm bảo sự phát triển tốt nhất của cây.
Hồng môn thường được nhân giống từ phương pháp chiết cành. Nên chọn những cây mẹ khỏe mạnh và được trồng trên 4 tháng, bạn dùng dao để tách sát gốc cây con và sử dụng lá bèo tây để bó lại rồi ươm đến khi cây con ra thêm rễ mới rồi hãy trồng cây con vào chậu mới.
* Cách chăm sóc cây hồng môn
Tưới nước: Hầu hết các loại cây sẽ chết nếu thiếu nước, vì vậy nên tưới cây thường xuyên. Đối với cây hồng môn chỉ cần cung cấp từ 100 - 200 ml nước, hay tầm ¾ chậu cây. Nên tưới 1 tuần 1 lần vào mùa lạnh và 2 lần 1 tuần vào mùa khô. Không nên tưới quá nhiều nước vì sẽ làm cây bị úng rễ.
Nhiệt độ: Nhiệt độ phù hợp để cây sống tốt khoảng từ 15 đến 30 độ C. Không nên để cây trực tiếp dưới ánh mặt trời vào buổi trưa nắng gắt vì cây sẽ rất dễ bị bỏng. Những không gian mát mẻ có điều hòa sẽ là môi trường thích hợp cho cây.
Ánh sáng: Nên để cây ở vị trí có thể hấp thụ được ánh nắng mặt trời, tốt nhất nên vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn. Cây vẫn có thể sống tốt ở các ánh đèn nhân tạo như đèn điện hoặc đèn huỳnh quang.
Sâu bệnh: Cây hồng môn ít khi bị bệnh nhưng lâu lâu bạn vẫn sẽ thấy xuất hiện những tình trạng mà các loại cây thường gặp như thối thân, thối rễ,.. Lúc này bạn chỉ cần cắt bỏ những lá già, nhổ cỏ dại mọc xung quanh và nên để chậu ở vị trí có ánh sáng tốt để không bị nấm mốc nhé. Ngoài ra, bạn cũng nên bón một ít phân có chứa NPK cứ 6 tháng 1 lần để cây phát triển tốt hơn và ra hoa nhiều hơn bạn nhé.
T/H.