Phong thuỷ: Cây lưỡi hổ hợp với tuổi nào, mệnh gì?

Phong thuỷ: Cây lưỡi hổ hợp với tuổi nào, mệnh gì?

Cây lưỡi hổ là loại cây cảnh, cây phong thủy phổ biến, được nhiều người trồng trong nhà. Cây lưỡi hổ có nhiều màu sắc khác nhau, mỗi loại lại mang ý nghĩa phong thủy riêng, phù hợp với một số mệnh, tuổi nhất định.

1. Cây lưỡi hổ là gì? Nguồn gốc cây lưỡi hổ

Cây lưỡi Hổ, tên khoa học là Sansevieria trifasciata, còn được gọi là cây Lưỡi mèo hay Snake Plant, là một loại cây cỏ nội thất phổ biến được trồng trong các ngôi nhà và văn phòng. Cây lưỡi Hổ có thân thảo, thân dạng cây cỏ dựng, mọc thẳng lên từ rễ rất dày. Lá của cây dài và hẹp, có màu xanh đậm với các đường vằn màu lục nhạt trải dọc theo lá. Lưỡi hổ là có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, với hơn 70 loài khác nhau như cây lưỡi hổ xanh, cây lười hổ cọp, lười hổ Thái… nhưng phổ biến nhất hiện nay là lưỡi hổ cọp và lười hổ Thái.

Lưỡi hổ có đặc điểm thường thấy như thân dẹt, lá mọng nước, trông rất sắc nhọn nguy hiểm nhưng thân mềm, chạm vào sẽ không hề bị xước hay đứt tay. Thân cây lưỡi hổ có hai màu là vàng và xanh từ gốc đến ngọn. Cây trong thời kỳ ra hoa sẽ nở thành từng chùm, từ gốc mọc hướng lên trên, cho quả tròn.

Cây lưỡi hổ xanh

Cây lưỡi hổ xanh là một trong những loại cây phong thủy được rất nhiều người yêu thích. Cây không có viền vàng ở bên ngoài mà chỉ có độc nhất một màu xanh sẫm và trắng xen kẽ. Sự kết hợp này tạo nên một hiệu ứng hết sức bắt mắt, khiến cho người nhìn vô cùng ấn tượng. 

Trong nghiên cứu phong thuỷ, cây lưỡi hổ xanh có màu sắc chính là xanh sẫm và trắng - hai màu tương sinh với mệnh Kim. Theo thuyết ngũ hành, Kim là cung mệnh khắc với các cung như Mộc và Thổ.

Cây lưỡi hổ trắng

Những loại cây lưỡi hổ màu trắng sở hữu cho mình một vẻ bề ngoài hết sức khác biệt. Thay vì màu xanh đặc trưng vốn có, những chiếc lá của loại cây này như được phủ thêm một lớp sáp bạc vô cùng ấn tượng. Hình dáng của cây tương đối nhỏ nhắn nên rất phù hợp để đặt ở trên bàn làm việc hoặc trong phòng ngủ.

Với màu sắc độc đáo, cây lưỡi hổ trắng trong phong thủy rất kỵ với những người thuộc mệnh Thổ và mệnh Mộc. Vậy nên, những người nằm trong hai cung mệnh này không nên chọn cây lưỡi hổ trắng để đặt ở trong nhà hoặc phòng làm việc.

Cây lưỡi hổ vàng

Cây lưỡi hổ vàng nổi bật với màu sắc đặc trưng của nó. Những chiếc lá màu vàng chủ đạo được điểm xuyến với một dải màu xanh sẫm ở giữa tạo nên một vẻ đẹp hài hòa hết sức ấn tượng.

Theo các chuyên gia phong thủy, cây lưỡi hổ vàng mang tính Thổ. Trong quy luật tương khắc của thuyết ngũ hành, mệnh Thổ khắc với mệnh Hỏa và mệnh Thủy. Vậy nên, cây lưỡi hổ màu vàng rất kỵ với những người thuộc vào hai cung mệnh Thủy và Hỏa.

Cây lưỡi hổ viền vàng

Cuối cùng là cây lưỡi hổ viền vàng, một loại cây rất phổ biến trong đời sống hiện nay. Đúng như cái tên của mình, cây lưỡi hổ với những chiếc lá có màu xanh ở giữa, viền mép là được tổ điểm nổi bật bằng sắc vàng rực rỡ.

Dựa trên màu sắc chủ đạo của cây, các chuyên gia phong thủy đánh giá rằng loại cây này thuộc tính Thổ.  Trong thuyết ngũ hành, Thổ khắc Thủy và Thủy khắc Hỏa nên cây lưỡi hổ viền vàng không phù hợp với những người thuộc hai cung mệnh này.

2. Ý nghĩa phong thủy của cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ từ lâu được cho rằng chúng có năng lượng phong thủy bảo vệ bạn trước những luồng khí xấu quanh nhà hoặc văn phòng, nhưng cần lưu ý vì năng lượng của cây rất mạnh nên hãy để cây ở nơi ít người qua lại. Nếu đặt trong nhà thì các góc Đông Nam, Bắc và Tây là những vị trí phong thủy tốt nhất để đặt loại cây này.

Trong phong thuỷ, cây lưỡi hổ có tác dụng tốt trong việc trừ tà, xua đuổi ma quỷ và chống lại những điều không may mắn trong cuộc sống. Lá cây mọc thẳng đứng thể hiện sự quyết đoán, ý chí tiến lên của con người. Với dáng vẻ uy nghi từ thân đến ngọn của cây là biểu tượng cho sự uy quyền, danh gia vọng tộc.

Hoa lưỡi hổ mang đến vẻ đẹp kiêu sa với ý nghĩ cho phong thuỷ rất lớn. Theo quan niệm của người xưa, những người trồng cây lưỡi hổ nếu chăm sóc cây ra được hoa, thì may mắn trong năm, không chỉ ở cuộc sống mà còn mang đến nhiều thuận lợi trong công việc, tài chính.

Trong kinh doanh và đời sống hàng ngày, cây lưỡi hổ thường xuyên là quà tặng để gửi lời chúc tốt đẹp đến đối tác, bạn bè… nhằm mang lại may mắn, tài lộc và xua đuổi những điều xui xẻo, hoặc là món quà tượng trưng cho sự mạnh mẽ, vững chãi của bản thân, tiến bộ không ngừng.

3. Cây lưỡi hổ hợp với tuổi nào? mệnh gì?

Những người mệnh Hoả, Thổ và mệnh Kim có màu bản mệnh là màu vàng. Vì vậy với màu sắc của cây lưỡi hổ, đây sẽ là yếu tố phong thủy bổ sung cho hai mệnh này trong cuộc sống. Cây lưỡi hổ sẽ giúp cho hai mệnh này phát huy được vận thế tốt, sự nghiệp thành công, nhiều việc thuận lợi và hanh thông.

Người mệnh Hoả, Thổ và mệnh Kim khi lựa chọn cây lưỡi hổ trồng trong nhà nên chú ý đến không gian xung quanh để lựa chọn kích thước cây cho phù hợp và nên đặt ở hướng Nam. Đối với những ngôi nhà có diện tích nhỏ tầm trung bình gia chủ không nên chọn cây cảnh quá to và rậm rạp sẽ làm giảm ánh sáng chiếu cũng như không gặp được nhiều may mắn.

Người mệnh Thổ sinh vào các năm sau: Mậu Dần (1938, 1998), Tân Sửu (1961, 2021), Canh Ngọ (1990), Kỷ Mão (1939, 1999), Mậu Thân (1968), Tân Mùi (1991), Bính Tuất (1946, 2006), Kỷ Dậu (1969), Đinh Hợi (1947, 2007), Bính Thìn (1976), Canh Tý (1960, 2020), Đinh Tý (1977).

Những người mệnh Kim sinh vào các năm sau: Nhâm Thân (1932, 1992), Ất Mùi (1955, 2015), Giáp Tý (1924, 1984), Quý Dậu (1933, 1993), Nhâm Dần (1962, 2022), Ất Sửu (1985, 1925), Canh Thìn (1940, 2000), Quý Mão (1963), Tân Tỵ (1941, 2001), Canh Tuất (1970), Giáp Ngọ (1954, 2014), Tân Hợi (1971).

Những người mệnh Hoả sinh vào các năm sau: Giáp Tuất (1934, 1994), Đinh Dậu (1957, 2017), Bính Dần (1986, 1926), Ất Hợi (1935, 1995), Giáp Thìn (1964), Đinh Mão (1987, 1927), Mậu Tý (1948, 2008), Ất Tỵ (1965), Kỷ Sửu (1949, 2009), Mậu Ngọ (1978), Bính Thân (1956, 2016), Kỷ Mùi (1979).

4. Cách chăm sóc và gieo trồng cây lưỡi hổ

* Ánh sáng cho cây

Ngoài khả năng chịu hạn tốt và không ưa úng, Lưỡi Hổ là loại cây ưa bóng râm, nơi có ánh sáng mặt trời. Bạn nên chọn nơi ít ánh nắng trực tiếp, thỉnh thoảng nên tắm nắng cho cây vào lúc 7-9 giờ.

* Đất và phân bón

Đối với cây lưỡi hổ, rễ của chúng rất dễ bị thối, vì vậy chúng ta nên chọn loại đất có hàm lượng than bùn thấp, thoát nước nhanh. Cây lưỡi hổ thường bón phân chuồng hoặc phân khoáng và mỗi tháng cần bón 1 lần, lượng này đủ để cây phát triển tốt. Bạn nên tránh bón phân trong mùa lạnh.

* Cách tưới cây lưỡi hổ

Đây là cách chăm sóc cây cơ bản nhất mà bạn nên biết. Thường thì bạn sẽ nghĩ rằng cây sẽ cần rất nhiều nước để phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, lưỡi hổ là loại cây có khả năng chịu hạn tốt nên không được tưới quá nhiều nước. Bạn chỉ nên tưới nước vừa phải, đủ ẩm cho đất khoảng 1-2 lần/tuần.

* Cách trồng cây lưỡi hổ

Cách trồng cây lưỡi hổ khá đơn giản và không hề khó khăn, bạn có thể tham khảo và làm theo những bước sau: 

  • Chọn 1 bụi lưỡi hổ đã phát triển tốt, tách lấy rễ 1 nhánh bất kỳ trong đó
  • Tiến hành trộn đất và phân theo tỷ lệ 1:1
  • Cho rễ nhánh lười hỗ vừa được tách vào trong chậu
  • Vun đất xung quanh và né chặt nó để cây đứng thẳng
  • Xịt phun nước để đất nền có độ ẩm nhất định
  • Bạn nên để chậu cây ở nơi có bóng râm trong vài ngày

T/H.

Tin bài liên quan