Có thể nói Phú Thọ là cái nôi sinh thành của dân tộc Việt Nam – nơi mà cách đây hàng ngàn năm đã ra đời Nhà nước đầu tiên của người Việt, cũng là Nhà nước sớm nhất của vùng Đông Nam Á- Nhà nước Văn Lang các vua Hùng. Phú Thọ, nơi có đền Hùng - cội nguồn linh thiêng của cả dân tộc Việt Nam, với sức hút tâm linh không phải dân tộc nào cũng có.
Thông thường, sự có mặt của một kinh thành không phải bao giờ cũng kéo theo nơi thờ cúng linh thiêng của cả dân tộc. Nhưng ngược lại, tại Phú Thọ, ngọn núi Nghĩa Lĩnh lại từng là nơi tế Thần, nơi tế Đất Trời của nhiều vị vua Việt Nam đầu tiên. Nơi đây lại là nơi gắn kết khằng khít với sự ra đời, với sự nghiệp dựng nước và giữ nước với nền tảng vật thể là nền văn minh Đông Sơn.
Nhà nước Văn Lang, quá khứ lịch sử xa xôi, một nền văn minh rực rỡ đã ẩn mình trong lòng đất sâu khảo cổ học cùng với một kho tàng văn hóa dân gian cực kỳ phong phú. Nhà nước ấy đã được ghi lại trong các thư tịch cổ, trong kho tàng truyền thuyết đã một thời in đậm trong tiềm thức của người xưa nhưng lại có nguy cơ mờ nhạt dần trong tiềm thức của những thế hệ tương lai.
Một trong những tác phẩm sử học lâu đời nhất còn lại tới ngày nay là cuốn Đại Việt sử lược có chép về thời Hùng Vương và các Vua Hùng như sau:”Đầu thời Trang Vương nhà Chu (tức vào năm 696-682 trước Công nguyên) ở Bộ Gia Ninh có người lạ dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang… Truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương.” (Tiền Hy Tộ: Đại Việt sử lược, quyển I, tờ 1a)
Như vậy, thư tịch cổ đã chỉ rõ có một nước Văn Lang, có các Vua Hùng ở vào quãng thời gian thế kỷ VII trước Công nguyên, đã có công dựng nước mà địa bàn ban đầu là Bộ Gia Ning, tức Phú Thọ ngày nay. Nhiều thư tịch khác cũng có nhiều đoạn chép về thời Hùng Vương, tuy có khác biệt chút ít nhưng đều nói về sự kiện Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu, nay thuộc tỉnh Phú Thọ, thậm chí còn chỉ rõ việc Vua Hùng đóng đô ở Việt Trì ngày nay (Truyện Hồng Bàng Thị và truyện Núi Tản Viên trong sách Lĩnh Nam Trích Quái)
Không những thư tịch cổ nước ta mà ngay cả những sách sử Trung Quốc cũng đề cập nhiều về Vua Hùng và nước Văn Lang:’Đất Giao Chỉ xưa rất phì nhiêu, có quân trưởng là Hùng Vương” (Lưu Hú: Cựu Đường Thư).
Hàng trăm đền miếu ở khắp đồng bằng, trung du Bắc Bộ và Trung Bộ (riêng ở phú thọ có số lượng) thờ cúng Hùng Vương và các bộ tướng, điều đó đã nói lên lòng tôn kính của nhân dân ta với công lao dựng nước của các Vua Hùng và lòng tự hào lớn lao được mang danh con Lạc, cháu Hồng mang danh là người Việt Nam.
Bên cạnh thư tịch và các di tích thờ cúng, các truyền thuyết về thời Hùng Vương đã khắc sâu trong lòng nhân dân Phú Thọ, nhất là khu vực quanh Đền Hùng: truyền thuyết Vua HÙng dạy dân cày cấy, truyền thuyết đám cưới Sơn tinh với nàng Ngọc Hoa, truyền thuyết thần Tản Viên giúp Vua Hùng dẹp Thục, Truyện Tam giang Bạch Hạc Đại Vương, truyện Sơn nữ Thần linh từ Tam Đảo đem ba ngàn quân xuống giải cứu kinh đô Văn lang ở ngã ba Bạch Hạc…
Tiếp đến phải kể đến các lễ hội mang đậm tính ngưỡng dân gian xung quanh chủ đề thời đại các Vua Hùng rất đậm đặc trên đất Phú Thọ như tục hát xoan, hát ghẹo nổi tiếng mà tương truyền là có xuất xứ từ Hùng Duệ vương tức Vua Hùng thứ 17, tục hát giao duyên ở huyện Thanh Ba, tục bơi chải có suốt dọc hai bờ sông Thao, sông Đà cũng có từ thời Hùng Vương được khắc hoạ trên mặt các trống đồng Phú Thọ. Các nhà nghiên cứu còn sưu tầm, phát hiện hàng loạt các tục khác liên quan đến thời vua Hùng Vương: đánh phết, cướp cầu, làm bánh dầy (ở xã Tiên Du, xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh), tục đập trâu, chém lợn, tục bánh trưng bánh dày ngày Tết gắn liền với truyền thuyết Lang Liêu làm bánh dâng Vua Hùng…
Một trong những ngành khoa học đã là cơ sở vững chắc cho việc khẳng định Phú Thọ là đất tổ Hùng Vương chính là khảo cổ học. Từ mây mù truyền thuyết đã hé dần diện mạo lịch sử: một loạt làng cổ, các khu mộ táng, hàng vạn di vật của các nền văn hoá thời đại kim khí là nền tảng cho thời Hùng Vương đã được phát hiện. Niên đại nền văn hoá Đông Sơn phát triển rực rõ nhất trong thời đại này mà mở đầu dường như trùng khít với sự ra đời của Nhà nước Văn Lng của các Cua Hùng như thư tịch cổ ghi lại, đó là vào khoảng thế kỷ thứ VII trước Công nguyên.
Nhiều sản phẩm điển hình của thời đại Hùng Vương được tìm thấy ngày trong lòng đất Phú Thọ như trống đồng, thạp đồng, âu đồng, giáo, lao, lưỡi cày, lưỡi liềm, đồ trang sức bằng đá ngọc, các loại đồ gốm….
Các nhà khảo cổ học đã có thể hoạch định được ranh giới văn hoá Đông Sơn là văn hóa nền tảng vật chất của thòi đại các Vua Hùng: từ các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta trải dài đến tận Đèo Ngang, Quảng Bình. Trong một khu vực rộng lớn đến vậy có hàng trăm di tích thì Phú Thọ lại à điểm có mật độ di tích lớn nhất liên quan đến thời đại này: 83 làng cổ, mộ táng và những nơi phát hiện hiện vật ngẫu nhiên(thống kê của Phòng Kim khí, Viện Khảo cổ học cho đến tháng 12 năm 2000)
Đáng lưu ý là vùng đất “ tụ thuỷ, tụ sơn” này là vùng ngã ba sông Bạch Hạc, thành phố Việt Trì, rộng ra là cả huyện Lâm Thao nơi sử sách và truyền thuyết đều cho rằng có kinh thành Văn Lang, thì khoả cổ học đã có những phát hiện hết sức quan trọng: một khu mộ táng Làng Cả nổi tiếng với vài trăm mộ, một chiếc trống đồng Hy Cương có kích thước vào loại lớn nhất nước (đường kính mặt 93 cm, chiều cao 66cm).
Có thể nói, nếu như phú Thọ là đất Tổ Hùng Vương thì Đền Hùng và ngã ba sông Bạch Hạc chính là một trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế của vùng Đất Tổ.
Đền Hùng được xây dựng trên núi Nghĩa lĩnh cao 175m so với mặt biển, thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, gồm 4 đền, 1 chùa và 1 lăng mộ tổ Hùng Vương thứ VI, hài hoà trong phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Trên địa thế cao ngoạn mục của núi Nghĩa Lĩnh ta có thể quan sát cả một vùng rộng lớn. Xa xa kia, dòng sông Thao đỏ nặng phù sa, bên phía Đông, dòng sông Lô xanh như hai giải lụa viền thành ranh giới cố đô xưa. Tương truyền, Vua Hùng đã đi khắp mọi vùng trong nước, cuối cùng mới chọn được nơi kỳ thú, đầy khí thiêng sông núi, non nước hữu tình này làm vị trí đóng đô.
Có khả năng vào thế kỷ thứ X người Việt Nam đã xây nên Đền Hùng và tổ chức ngày giỗ tổ Hùng Vương với những nghi thức, phong tục đầy bẳn sắc dân gian Việt Nam. Vào thế kỷ thứ X, khi Việt Nam giành được độc lập, vua Đinh Tiên Hoàng đã trao cho viết thần tích vào năm Thiên Phúc nguyên niên. Việc xây dựng các công trình kiến trúc và tổ chức ngày giỗ Tổ - Lễ hội Đền Hùng – ngày càng được duy trì và hoàn thiện.
Thời Lý- Trần, Đền Hùng là một khu di tích khá đẹp do lang Cổ Tích dựng nên. Trong một số hố đào thám sát tại đây, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều hiện vật: bát đĩa men ngọc, nhiều viên ngọc trang trí, có cả lon đựng sơn…thuộc thời Lý-Trần.
Vào thời Lê, làng Cổ Tích và khu di tích Đền Hùng đã bị giặc phương Bắc tàn phá. Sau khi giành lại độc lập, vua Lê đã cho xây dựng lại Đền Hùng, cho soạn Ngọc Phả Hùng Vương (thần tích) vào năm Hồng Đức nguyên niên (1460), được sao lại vào năm Hoàng Địch nguyên niên (1600).
Kiến trúc ở Đền Hùng có từ thời Lý- Trần đã được tôn tạo qua nhiều thời kỳ, đến nay chỉ còn lại một kiến trúc khá cổ là Gác Chuông, Tam Quan và Đền Hạ có từ thời Hậu Lê, những phần còn lại chủ yếu là các kiến trúc được xây dựng vào thời Nguyễn.
Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng đậm đà bản sắc dân tộc. Người xưa thường tổ chức hai cuộc cầu chính vào tháng Giêng và tháng Tám; tháng Ba cùng nhau nô nức mở cửa Đền làm Hội. Vào thời Lê, cư dân xã Hy Cương được đảm nhận “Dân trưởng tạo lễ” cho một công việc rất hệ trọng của cả nước.
Kể từ năm 2000 trở đi, theo quyết định của Đảng và Nhà nước, ngày 10 tháng 3 Âm lịch, lễ dâng hương giỗ Tổ Vua Hùng trở thành Quốc lễ.
Cho tới nay, trên thế giới thường vẫn còn nhiều cuộc hành hương về với gốc rễ tâm linh nhưng hầu hết đều gắn với những nghi thức tôn giáo. Ví dụ như người đi đạo Phật hành hương về Tây Trúc thỉnh kinh, người theo đạo Hồi hành hương về thánh địa Lamecque, người theo Do Thái giáo lại hành hương về đất Tổ Hùng Vương của dân tộc Việt Nam thì lại mang bản ngã riêng, không hoàn toàn tự nguyện, mang ý nghĩa tưởng nhớ cội nguồn dân tộc, không mang màu sắc tôn giáo. Đó là một nét riêng chỉ có ở Việt Nam.
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba”
Và trên mảnh đất linh thiêng ấy, người Mường cổ (hay còn gọi là người Việt Mường cổ) đã cùng các dân tộc anh em khác dựng nên văn hoá Đông Sơn trên vùng đất Tổ Phú Thọ, làm nền tảng cho văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc các dân tộc anh em, trong đó có dân tộc Mường.