Tại sao phong thủy phúc địa lại trở thành đất vong gia diệt tộc chỉ sau một đêm?

Sau khi xem xong phong thủy, Lại Bố Y đã đưa cả gia đình xuôi về phương Nam để tránh bị Tần Cối bức hại. Trước khi rời đi, Lại Bố Y đứng trước phúc địa mà ông đã chọn rồi nói với giọng phẫn uất: “Đất này không phát thì không có địa lý, nơi đây đất phát thì thiên lý không còn”...

Mưu tính bất thành của gian quan Tần Cối

Sách Phong Thủy có ghi chép rằng, vì giết hại trung thần danh tướng của triều đại Nam Tống tên là Nhạc Phi mà gian thần Tần Cối đã bị lưu tiếng xấu muôn đời trong sách sử. Tần Cối cho rằng, bản thân được hoàng đế sủng ái, là người có quyền thế và địa vị, hưởng vinh hoa phú quý. Do vậy hắn ta hy vọng công danh phú quý có thể lưu lại cho con sáu muôn đời sau, hy vọng đời sau có thể được phong vương phong hầu. Thế là Tần Cối đã dùng quyền lực của mình mà ép buộc bậc thầy phong thủy nổi tiếng thời nhà Tống tên là Lại Bố Y hòng tìm kiếm mảnh đất có phong thủy tốt làm nơi chôn cất phần mộ tổ tiên, hy vọng bản thân và con cháu có thể hưởng phúc mãi mãi. Dưới sự uy hiếp đến tính mạng, Lại Bố Y đành phải đau đớn nhận lời tìm mảnh đất có phúc địa phong vương phong hầu để Tần Cối đặt phần mộ tổ tiên. 

Sau khi làm xong việc, Lại Bố Y đã đưa cả gia đình xuôi về phương Nam để tránh bị Tần Cối bức hại. Trước khi rời đi, Lại Bố Y đứng trước phúc địa mà ông đã chọn rồi nói với giọng phẫn uất: “Đất này không phát thì không có địa lý, nơi đây đất phát thì thiên lý không còn”...

Vào một đêm, trời đất tối tăm, giông tố, sấm chớp ầm ầm, Tần Cối dời mộ tổ tiên về nơi phúc địa này để chôn cất. Tuy nhiên, lúc này núi sông bỗng chuyển mình, thay đổi vị trí và hình dáng. Mảnh đất phúc lành đã đổi thành đất diệt tộc vong gia chỉ sau một đêm. 

Theo lý thuyết phong thủy, Lại Bố Y đã nói rằng mảnh đất đó có phong thủy tốt, nếu không tốt thì phong thủy không chính xác, là gạt người. Tuy nhiên, thiện ác hữu báo là thiên lý. Một kẻ bày kế tạo ra vụ án oan lớn như thế, thông đồng với địch bán nước hại dân thì thế hệ con cháu không thể được hưởng phúc, phải nhận ác báo. Do vậy, Lại Bố Y phẫn uất nói rằng “Đất này không phát thì không có địa lý, nơi đây đất phát thì thiên lý không còn”, thực sự rất có đạo lý.  

Tiền bạc và quyền lực không thể đổi được phúc đức đời sau. Năng làm việc thiện, tích nhiều công đức mới đúng là thiên lý, tổ tiên tích đức, con cháu đời sau mới được hưng thịnh. 

Trương Hư Giang liêm khiết, con cháu hưng thịnh

Theo ghi chép của “Thanh Hà gia thừa”, Trương Hư Giang người Côn Sơn, từng giữ chức Ninh Thiệu đạo đài Chiết Giang vào năm Gia Tĩnh. Ngay từ lúc mới đến nhậm chức, ông nhất mực cự tuyệt không nhận quà biếu và phong bao lì xì, là một vị quan thanh liêm trong sạch. Ông từng nói rằng: “Tôi chỉ uống một gáo nước Chiết Giang, có lẽ điều này sẽ lưu lại phúc đức cho đời sau, giúp con cháu có thể làm quan ở Chiết Giang”. 

Về sau, cháu trai của ông là Trương Thái Phù đã được làm quan Tri phủ Thiệu Hưng. Lúc đó, cách phủ 50 đến 60 dặm có công trình cổng tinh tú được xây dựng và thiết kế bởi viên quan Chu Mãi, liên quan đến thiên tai hạn hán hoặc lũ lụt của phủ Thiệu Hưng. Khu vực này gần như biển cả, gồm 28 động kéo dài khoảng 3 đến bốn dặm, mực nước ở vào thế nguy cấp khiến cho việc tu bổ rất khó khăn. Trước đó có một vị Thái thú đã tiến hành xây dựng công trình ngăn nước, tuy nhiên vừa xây xong thì nó đã đổ sụp, cứ xây lên nó lại bị đổ, dân chúng cũng vì thế mà chịu thống khổ. 

Trương Công (Trương Hư Giang) đã kiểm tra một cách cẩn thận và đo lường toàn diện tình hình mực nước lúc bấy giờ. Ông cho rằng công trình xây bằng đá không bền nên đã nấu chảy chì và thiếc để đúc, cùng với cầu đá tạo thành một khối, hao tổn rất nhiều tài vật, cuối cùng công trình đã đứng vững đến hôm nay. 

Người dân Thiệu Hưng đã tôn thờ Trương Công như một vị Thần. Về sau, Trương Thái Phù cũng được thăng chức thành Ninh Thiệu đạo đài, một chức quan lớn ở địa phương, sau này còn được thăng lên làm quan đứng đầu bảy tỉnh. Làm quan mà không rời Chiết Giang, mọi người nghĩ rằng: “Đây là nhờ phúc báo của Trương Hư Giang trước đây từng làm quan thanh liêm mà có được”.

Nghe nói rằng, Trương Nam Lộc vì sống một đời trong sạch, không nhặt của rơi nên mới tích được âm đức, khi tuổi về già đã sinh được Trương Hư Giang. Mẹ của Trương Hư Giang đã mang thai 16 tháng mới sinh ra ông. Ngay từ khi còn nhỏ, Trương Hư Giang rất thích đọc sách, hơn nữa chỉ cần xem qua đã có thể học thuộc lòng. Tuổi còn trẻ đã tham dự hội thi Gia Tĩnh và giành vị trí đứng đầu bảng. Con cháu của ông sau này đều hưng thịnh. 

Vào thời nhà Minh, có một vị quan tên là Vương Ổn, tên hiệu là Bang Ninh, hiệu Thận Am. Năm 22 tuổi ông đã thi đỗ, nhiều lần giữ chức Học chính châu tại huyện Trác, Trưởng sử phủ Đường Vương, Đồng tri phủ Quảng Bình, Tri phủ Nam Khang, Tri phủ Đinh Châu... Bởi ông rất trọng đức hành thiện, yêu dân như con nên rất được mọi người tôn kính ủng hộ. 

Khi làm tổng trấn Định Châu, Vương Ổn vô cùng chăm chỉ, tiết kiệm, yêu thương dân chúng, thời thời khắc khắc đều suy nghĩ làm sao để giúp dân có được cơm no áo ấm. Khi thiên tai mất mùa, ông luôn mở kho thóc để cứu tế người dân gặp nạn vượt qua khó khăn. Ngay cả khi gặp nạn dân ở khu vực khác đến, mặc dù không thuộc địa phận cai quản của ông, nhưng ông cũng lo lắng đến mức ăn không ngon ngủ không yên. Ông cố gắng dùng nhiều cách khác nhau để cứu giúp, mở kho cứu đói những người dân gặp nạn này. Khi đó, quan Tri phủ Trần Hi biết được việc làm của ông đã lên tiếng phản đối. Vương Ổn đã nói những lời nghiêm nghị như thế này: “Chúng ta đều đọc rất nhiều sách Thánh hiền, đều hiểu nghĩa của Xuân Thu, cứu tế hàng xóm gặp nạn là chính đạo tại nhân gian, những người dân kia cũng giống như dân chúng trong phủ của chúng ta vậy. Há có thể thấy chết mà không cứu?” Hành động tốt là hành động vĩ đại. Vương Ổn giúp vô số nạn dân đang chịu đói khát, đối diện với cái chết vượt qua cửa ải sinh tử, cho nên trăm họ đều tỏ lòng biết ơn ông. 

Trái tim thiện lương cùng với hành động tốt của Vương Ổn đã tích được nhiều âm đức cho thế hệ sau, tạo phúc sâu dày. Gia tộc họ Vương bắt đầu xây dựng nếp nhà, làm rạng rỡ tổ tiên. Bốn người con của gia tộc đậu Tiến sĩ, một nhà có 3 người làm Tuần phủ, là một gia tộc vô cùng hưng thịnh thời nhà Minh. 

Từ hai câu chuyện trong văn hóa truyền thống ở trên, chúng ta có thể thấy rằng: phúc đức của thế hệ con cháu mai sau không phải do thế lực nào duy trì, mà là nhờ tổ tiên tích đức nên mới được Thiên thượng đền đáp. Tần Cối làm ác lại muốn con cháu đời sau hưởng phúc. Quả thực là ông ta đã suy nghĩ hoang tưởng rồi. Bởi vì những việc bại hoại đạo lý mà Tần Cối đã làm thì trời đất không thể dung tha được.

San San.

Tin bài liên quan