Tuổi Kỷ Hợi hợp với màu gì và kỵ màu nào nhất ?

Những người tuổi Kỷ Hợi thì nhìn chung cuộc đời cũng có rất nhiều điều tốt đẹp về cả con đường công danh lẫn sự nghiệp. Con đường tình yêu của họ cũng có khá nhiều điều đáng để người khác ngưỡng mộ. Thế nhưng thời tiền vận vẫn có khá nhiều gian nan phải đến lúc hậu vận mới được hưởng cuộc sống hạnh phúc mãi mãi. Khi nói đến công việc làm ăn thì những người tuổi Kỷ Hợi phải nhờ đến sự giúp đỡ của gia đình và gia tộc thì công việc làm ăn mới có thể tốt đẹp lên được. Những người này mà không có gia đình hậu thuẫn đằng sau thì vĩnh viễn không thể nào có thể phát triển được. Vì thế cần phải biết trân trọng và bảo vệ gia đình của mình cho thật tốt. Công danh thì họ cũng chỉ dừng lại ở mức vừa phải chứ không có quá nhiều nổi bật.

 

Con đường sự nghiệp thì được vững chắc và có thể được thành đạt khi bước vào số tuổi 31 trở đi. Ở độ tuổi này thì họ có thể tự tin làm những điều những dự định mà mình muốn thực hiện khi còn trẻ. Đối với tuổi Kỷ Hợi thì khi bước vào lúc hậu vận là được hạnh phúc và tài lộc.

Theo phong thủy, màu sắc có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ và cân bằng hài hòa âm dương ngũ hành của mỗi người. Do đó việc lựa chọn màu sắc cho những thứ thuộc về ta như trang phục, màu xe, màu sơn nhà cực kỳ quan trọng. Nó sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp, công việc và vận mệnh tài lộc của bản thân bạn. Lựa chọn màu phù hợp không đơn giản mà cũng không khó khăn.

- Năm sinh dương lịch: 1959, 2019 và 2079
- Năm sinh âm lịch: Kỷ hợi
- Mệnh Mộc
- Màu tương sinh của tuổi Kỷ hợi: trên thực tế, có khá nhiều người tuổi Kỷ hợi yêu thích màu xanh. Và đó cũng chính là màu của bản mệnh của tuổi Kỷ hợi và những bộ trang phục hoặc phụ kiện màu xanh sẽ giúp người mạng Mộc cảm thấy thoải mái, tươi vui hơn. Ngoài ra, người tuổi Kỷ hợi cũng rất hợp với màu đen hoặc xanh đen, vì đen, xanh đen tượng trưng cho hành Thủy, mà Thủy sinh Mộc nên rất có lợi cho người tuổi Kỷ hợi.
- Màu tương khắc của tuổi Kỷ hợi: Người tuổi Kỷ hợi nên kiêng màu trắng vì màu trắng tượng trưng cho hành Kim mà Kim thì khắc Mộc. Nếu lỡ yêu thích màu trắng, người tuổi mậu tý hãy phối thêm với các phụ kiện có màu sắc khác để giảm bớt sự tương khắc của Kim.

Ngũ hành tương sinh

Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim.
Quan hệ tương sinh không có nghĩa là hành này sinh ra hành khác, mà là nuôi dưỡng, trợ giúp, làm cho hành kia có lợi. Thí dụ như: Thủy sinh Mộc, nước sẽ làm cho cây tươi tốt. Mộc sinh Hỏa, cây khô dễ cháy tạo nên lửa...

Quan hệ tương sinh của ngũ hành có hai trường hợp:
- Nếu là Sinh nhập: Hành khác làm lợi cho hành của mình.
- Nếu là Sinh xuất: Hành của mình làm lợi cho hành khác.
Kim sinh Thủy: Thủy được sinh nhập (được lợi), Kim bị sinh xuất (không tốt).
Thủy sinh Mộc: Mộc được sinh nhập (được lợi), Thủy bị sinh xuất (không tốt).
Mộc sinh Hỏa: Hỏa được sinh nhập (được lợi), Mộc bị sinh xuất (không tốt).
Hỏa sinh Thổ: Thổ được sinh nhập (được lợi), Hỏa bị sinh xuất (không tốt).
Thổ sinh Kim: Kim được sinh nhập (được lợi), Thổ bị sinh xuất (không tốt).

Ngũ hành tương khắc

Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa.
Tương khắc có nghĩa là hành này làm hao mòn, diệt dần hay ảnh hưởng xấu đến hành khác. Thí dụ như: Hỏa khắc Kim, lửa sẽ làm cho kim loại bi tan chảy. Thổ khắc Thủy, đất sẽ ngăn chặn làm cho nước không thể chảy qua được...

Sự tương khắc của ngũ hành cũng có hai trường hợp:
- Khắc nhập: Hành khác gây tổn hại hoặc kềm chế hành của mình (mình bị hại)
- Khắc xuất: Hành của mình kềm chế hay gây tổn hại cho hành khác (Mình không bị hại).
Hỏa khắc Kim: Kim bị khắc nhập (bị hại), Hỏa khắc xuất (không bị hại).
Kim khắc Mộc: Mộc bị khắc nhập (bị hại), Kim khắc xuất (không bị hại).
Mộc khắc Thổ: Thổ bị khắc nhập (bị hại), Mộc khắc xuất (không bị hại).
Thổ khắc Thủy: Thủy bị khắc nhập (bị hại), Thổ khắc xuất (không bị hại).
Thủy khắc Hỏa: Hỏa bị khắc nhập (bị hại), Thủy khắc xuất (không bị hại).

Ý nghĩa các màu hợp với tuổi Kỷ Hợi

Màu đen: Màu đen thường làm người ta liên tưởng đến quyền lực, nghiêm minh và nhã nhặn giống như những doanh nhân, chính trị gia thường khoác trên mình một bộ vest màu đen vậy. Màu đen gắn liền với sức mạnh, sự sợ hãi, bí ẩn, sức mạnh, uy quyền, thanh lịch, trang trọng, chết chóc, xấu xa và hung hăng, uy quyền, nổi loạn và tinh vi.

Màu xanh dương: Xanh dương là đại diện cho màu sắc của biển, của trời còn xanh là cây đại diện cho rừng núi, cây cối. Màu xanh dương mang đến cảm giác sâu thẳm, rộng lớn, bao la nhưng vô cùng vững vàng và bình yên, giống như khi chúng ta dõi mắt nhìn theo một khoảng trời xanh vậy. Màu xanh dương cũng mang ý nghĩa của sự trong sáng, tinh khiết và là màu của sự nam tính “xanh dương còn có liên hệ mật thiết đối với trí tuệ và sự thông minh”. Quan điểm này đã được các nhà khoa học chứng minh là tồn tại và chính xác.

Màu xanh dương nhạt: Diễn tả sự nhẹ nhàng, màu xanh dương nhạt còn truyền đi thông điệp là sự thông cảm, sẻ chia. Màu xanh dương đậm thể hiện trí tuệ, sức mạnh, vững vàng, trong công việc màu xanh dương đậm là biểu tượng của tính chuyên nghiệp, hiệu quả. Khi học tập hoặc làm việc trong không gian, môi trường màu xanh dương thì năng suất làm việc và học tập sẽ cao hơn so với điều kiện bình thường.

Xanh lá cây: Màu xanh lá cây là màu thuộc hành Mộc, là màu tương hợp với mệnh Mộc. Xanh lá cây hay còn gọi là xanh lục. là màu sắc đại diện cho cây cối núi rừng. Nó không chỉ mang ý nghĩa như một màu sắc đơn thuần. Mà hơn cả, nó còn là biểu tượng của sự an toàn, tượng trưng cho sức sống, màu mỡ, mát mẻ, trong lành, hòa bình và phát triển. Màu xanh tạo cảm giác dịu nhẹ cho mắt và truyền tải thông điệp hòa bình đến người đối diện.

Màu sắc không chỉ làm đẹp cho người sử dụng mà nó còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa khác nhau về bản mệnh của một người trong ngũ hành. Mỗi bản mệnh sẽ hợp với một màu sắc khác nhau không ai giống ai cả. Chính vì thế chúng ta ai cũng nên tìm hiểu về màu sắc tượng trưng cho bản mệnh của mình để có thể tránh được những điều xui xẻo không mong muốn.

T/H.

Tin bài liên quan