Tuổi Tân Dậu hợp cây gì, trồng cây gì theo phong thuỷ?

Cây xanh không chỉ mang đến không gian tươi mới, thoáng đãng cho gia đình bạn mà còn có ý nghĩa phong thủy rất tốt. Lựa chọn cây cảnh theo tuổi cũng là một trong những yếu tố được nhiều người quan tâm. Mỗi tuổi, mệnh khác nhau sẽ phù hợp với những loại cây khác nhau mang đại diện của mệnh Thổ, Kim, Thủy, Hỏa… nhờ đó mà hút tài lộc và vận khí cũng khác nhau. Vậy những người tuổi Tân Dậu hợp cây phong thủy gì, trồng cây gì sẽ mang lại may mắn và thịnh vượng cho gia chủ.

Theo các chuyên gia, trồng cây cảnh phong thủy phù hợp với từng không gian và bản mệnh sẽ giúp mang lại sự may mắn, sức khỏe, hòa thuận và hạnh phúc cho gia đình. Do đó, cần phải có sự cân nhắc hết sức kỹ lưỡng khi chọn cây cảnh phong thủy trong nhà. Chúng ta không thể tùy tiện cứ thấy cây nào ưng mắt, hợp sở thích là đưa vào không gian sống của mình. Bởi theo phong thủy, có loại cây mang lại may mắn, có loại cây lại mang đến sát khí, không tốt cho gia chủ. Đơn cử, một số loại cây cảnh có đặc điểm lá quá nhỏ, dài loằng ngoằng, mọc quá um tùm có thể sẽ làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình, gây ảnh hưởng không tốt đến vấn đề sức khỏe của mọi người.

Cây phong thủy cũng có rất nhiều loại khác nhau mỗi loại có một đặc điểm riêng biệt. Nếu muốn tìm hiểu về người tuổi Tân Dậu hợp cây phong thủy gì, đầu tiên bạn phải đối chiếu theo năm sinh và mệnh, từ đó sẽ có căn cứ và dễ dàng chọn được cây cảnh phù hợp nhất. Trong bài viết này xin giới thiệu tới quý bạn đọc hình ảnh, thông tin về một số loại cây phong thủy hợp tuổi Tân Dậu sinh năm 1981.

1. Thông tin chung tuổi Tân Dậu sinh năm 1981

- Sinh năm 1981 Tân Dậu là tuổi con Gà

- Năm sinh dương lịch: Từ 05/02/1981 đến 24/01/1982

- Năm sinh âm lịch: Tân Dậu

- Mệnh: Mộc - Thạch Lựu Mộc - Gỗ cây lựu đá

+ Ngũ hành tương sinh: Hỏa, Thủy

+ Ngũ hành tương khắc: Thổ, Kim

- Thiên can: Tân

+ Tương hợp: Bính

+ Tương hình: Ất, Đinh

- Địa chi: Dậu

+ Tam hợp: Tỵ – Dậu – Sửu

+ Tứ hành xung: Tý – Ngọ – Mão – Dậu

2. Cây phong thuỷ hợp tuổi Tân Dậu

Con giáp này là người thích đám đông, thích nói chuyện, hay vui đùa, biết cách hóa giải không khí căng thẳng giữa mọi người. Bạn là người coi trọng hạnh phúc gia đình, tuy rằng đôi khi gia đình khiến họ cảm thấy nặng nề nhưng bản tính nhẫn nại, dịu dàng cùng nguồn sinh lực dồi dào có thể giúp bạn vượt qua tất cả. Yêu và được yêu là điều mà tuổi Tân Dậu luôn hướng đến.

Người tuổi Tân Dậu là người mệnh Mộc theo phong thủy. Người tuổi này có sự nghiệp khá hanh thông và kiếm được ra nhiều tiền, tuy nhiên lại chi tiêu hoang phí và không biết cách giữ gìn của cải nên dễ dẫn đến túng thiếu. Bạn nên lựa chọn những cây cảnh có màu xanh nước biển, đen thuộc mệnh Thủy (do Thủy sinh Mộc) hoặc cây màu xanh lá của mệnh Mộc sẽ giúp bạn và gia đình luôn ăn nên làm ra, không phải lo nghĩ quá nhiều trong cuộc sống.

Cây phong thủy hợp tuổi Tân Dậu năm 1981 như: Cây Ngọc Bích, Cây Vạn Niên Tùng (Tùng La Hán), Cây Trường Sinh,...

2.1. Cây trường sinh để bàn đại lộc đại thọ


 

Cây Trường Sinh (tên khoa học: Peperomia Obtusifolia) tên tiếng Anh: Baby Rubber Plant, thuộc họ: Crassulaceae (bỏng) là thực vật có hoa, có nguồn gốc từ Florida , Mexico và vùng Caribbean. Cây Trường Sinh là loại thực vật xanh tốt quanh năm, có khả năng sinh tồn mạnh mẽ, có sức chống chịu cao.

Trường sinh thuộc loại cây thân thảo, mọng nước, sống lâu năm, lá xanh tốt quanh năm, chiều cao khoảng 10-40cm. Thân cây nhẵn bóng, tròn, mọng nước. Lá trường sinh có màu xanh lục đậm, bóng, với hình tròn xinh viên mãn. Lá mọc từ gốc hoặc thân, dạng đối, mọc khỏe khoắn, xum xuê. Trường sinh cũng có hoa màu trắng, dạng chuỗi thời gian hoa nở kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau nên cái tên trường sinh càng phù hợp. Không những thế trường sinh khỏe mạnh, không cần chăm sóc tưới bón nhiều, sức sống mạnh mẽ, kháng chịu khắc nghiệt và hầu như không có sâu bệnh.

Theo phong thủy, đặt một cây trường sinh trong nhà, trong văn phòng tượng trưng cho sức khỏe, sự trường tồn, sự mạnh mẽ và quyết liệt. Ngoài ra nó còn là biểu tượng cho sự sinh sôi, nảy nở cũng như sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, trong tổ chức.

Cây trường sinh ngoài ý nghĩa về sự vững bền và sự gắn kết còn có ý nghĩa mang đến tiền tài, phúc lộc. Cây được trồng trong chậu nhỏ trưng bày ở bàn làm việc hay trên các giá; các kệ như kệ tivi, giá sách, kệ trang trí, bàn café,… Ngoài ra cây còn có tác dụng thanh lọc không khí, hút sạch bụi bẩn để bạn luôn có được một không gian sống và làm việc trong lành.

2.2. Cây vạn niên tùng bách


 

Theo tìm hiểu của nhiều chuyên gia thì cây vạn niên tùng còn có tên gọi khác là cây Tùng La Hán, cây La Hán Tùng. Chúng có nguồn gốc từ Trung Quốc được du nhập ra khắp Châu Á và đến nước ta từ khá lâu. Hiện nay không chỉ có những nhà có điều kiện mới trồng mà chúng dần dần được nhiều người biết tới và hiện nay hầu như không ai còn xa lạ với loại cây này. Cây vạn niên tùng được tìm thấy có nhiều loại khác nhau tùy vào nguồn gốc xuất xứ. Tuy nhiên ở nước ta thường có 2 loại nổi bật là cây vạn niên tùng Đài Loan và cây vạn niên tùng la hán.

Vạn niên tùng là loại cây thân gỗ sống lâu năm có tuổi đời rất cao. Nhiều cây trong tự nhiên lên đến hơn 100 tuổi và có tán khá cao nếu mọc tự nhiên. Ở nước ta chúng được phân bổ ở cả hai miền Nam Bắc và ở đâu chúng cũng sống được. Cây có dạng hình lá kim thuôn dài và lá mọc thưa đối xứng hoặc xen kẽ khá đẹp. Lá cây vạn niên tùng có màu xanh quanh năm khi còn non có màu xanh nhạt và khi già sẽ chuyển sang màu xanh đậm khá đẹp.

Thân cây vạn niên tùng khá chắc khỏe và vững chắc theo thời gian cộng với tán lá dày và xanh tốt đã tạo nên sự cổ thụ huyền bí cho loài cây này.  Chính sự gân guốc và xù xì của gốc mà giới chơi cây bonsai cực kì ưa thích để tái tạo thành cây cổ thụ nhỏ.

Theo phong thủy loại cây này mang ý nghĩa cầu chúc sức khỏe và trường thọ như chính sức sống của loại cây này mang lại. Chúng được trồng nhiều ở sân vườn, trong nhà hoặc được sử dụng làm quà biếu những chậu bonsai cho người lớn bạn bè vứi lời chúc sức khỏe may mắn trường thọ rất hợp lý.

Nhiều người tìm và sử dụng loại cây này để là kiểng hoặc trồng bonsai với việc trang trí nội ngoại thất tùy vào sở thích của từng người. Có nhiều cây với tuổi đời khá cao và giá của cây lên đến bạc triệu. Đối với những đại gia hoặc những gia đình bề thế họ thường tìm, săn lùng loại cây có tuổi đời cao để trang trí cho không gian thêm uy nghi, bề thế hơn. Vì sao loại cây vạn niên tùng lại có sức hút đến nhiều người như vậy? Nếu nói đến bề ngoài của cây thì chúng không kém bất cứ loại cây cảnh nào mà còn đem đến sự sang trọng cho người sở hữu. Ngoài ra thêm một ưu điểm nữa cho loại cây này chính là ý nghĩa của chúng mang lại. Theo nhiều người quan điểm, trong phong thủy, cây vạn niên tùng giúp xua đuổi tà ma, những điều xui xẻo, điềm dữ ..để mang đến cho con người sự hưng thịnh và măn mắn cho gia chủ đồng thời luôn đem về sức khỏe tốt cho gia đình được an toàn hơn.

 

2.3. Cây ngọc bích may mắn, tài lộc và thịnh vượng

 

 

Ngọc bích thường ra hoa vào cuối thu đầu đông, khi thời tiết chuyển sang khô lạnh. Hoa mọc thành chùm, có cuống dài nhô lên, tập trung thành cụm ở đầu các cành nhánh, có màu hồng nhạt hoặc trắng, năm cánh như hình ngôi sao, mùi thơm nhè nhẹ như xà phòng.

Cây chịu được bóng râm, có thể sống tốt trong nhà với ánh đèn huỳnh quang nên được trồng nhiều trong chậu trang trí nơi bàn làm việc. Màu xanh mát của lá tạo sự dễ chịu, thoải mái cho người trồng. Cây giúp giảm căng thẳng sau những ngày làm việc vất vả, hút bớt năng lượng xấu từ máy tính hoặc thiết bị điện tử.

Cây Ngọc bích còn được gọi là cây phỉ thúy, cây tình bạn, cây may mắn – cùng tên tiếng Anh với cây kim tiền là Money Plant. Những chiếc lá nhỏ tròn hình đồng xu tượng trưng cho tiền bạc, lá càng xanh mướt như ngọc càng thể hiện sự giàu sang, no ấm.

Cây rất hợp với người mệnh Mộc bởi màu xanh ngọc của lá cộng với viền màu đỏ, khi trồng cây nên đặt ở hướng Đông Nam để phát huy tối đa ý nghĩa phong thủy. Tránh chọn chậu cây màu trắng vì màu này thuộc hành Kim sẽ khắc Mộc.

3. Lưu ý khi trồng cây phong thuỷ

Đối với cây cảnh phong thủy trồng trong nhà, không những để làm cảnh mà khi chọn được loại phù hợp, sẽ còn giúp đem lại may mắn, tài lộc và sức khỏe cho gia đình nên cần dựa vào nhiều yếu tố để chọn cây.

* Về hình dáng:

- Không nên trồng những loại cây có lá quá nhỏ, cành dài loằng ngoằng, mọc quá um tùm, hoặc có nhiều gai nhọn... có thể chứa khí xấu khiến các thành viên trong gia đình tranh cãi, gây mâu thuẫn hay có những vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống.

- Tốt nhất, nên chọn những cây có dáng tròn xinh, đầy đặn và viên mãn, tán lá rộng theo không gian trồng, có màu sắc tươi tắn, đậm đà thì nó sẽ mang lại những điều vô cùng tốt đẹp cho bản thân người trồng.

* Về mật độ trồng cây:

- Nếu trồng nhiều cây, dày quá thì sẽ làm hạn chế đi lượng ánh sáng mà cây được hấp thụ, từ đó làm giảm dương khí, gây ra những tác động tiêu cực đến vận may của người trồng. Thế nên không cần trồng nhiều, chỉ cần trồng đủ và phải có chế độ cắt tỉa phù hợp.

* Vị trí đặt cây:

- Vị trí đặt của từng loại cây khác nhau dù là trên bàn làm việc, phòng khách hay phòng ngủ, chân cầu thang cũng rất quan trọng. Chỗ đặt phải tuân theo đặc tính sinh trưởng của cây và phù hợp với vận mệnh của người trồng thì cây mới xanh tốt, mới phát huy hết hiệu quả phong thủy của nó.

Cần lựa chọn vị trí đặt cây đảm bảo đủ ánh sáng cho cây phát triển bình thường. Nếu trong điều kiện ánh sáng tự nhiên thì mỗi ngày, cây cần có khoảng 2 - 3 giờ hấp thụ ánh sáng. Nếu không thì cần chuẩn bị thêm đèn phát ra ánh sáng để giúp cây luôn xanh tốt, có thể quang hợp được. Đối với những cây cảnh trong nhà không cần tưới nước nhiều sẽ gây ngập úng, chỉ cần tưới một lượng vừa đủ khi thấy đất trong bình bị khô quá. Bên cạnh đó, có thể dùng thêm bình phun để phun cho cây, tăng cường độ ẩm, làm sạch lá, tăng hiệu quả quang hợp của cây và cho cây xanh tốt hơn.

Vì là cây đặt trong nhà, ở bình thường sẽ có lỗ thoát nước ở dưới nên cần có đĩa đệm ở phía dưới chậu. Như vậy thì khi tưới nước sẽ không lo chảy lênh láng khắp nhà. Trong quá trình cây sinh trưởng cũng không thể bỏ qua bón phân, tăng cường dưỡng chất cho cây duy trì sự sống và phát triển. Tuy nhiên, cây cảnh thường đã được tạo dáng trước, nên không được bón nhiều, khiến cây phát triển mạnh sẽ làm mất dáng. Có thể khoảng nửa tháng/ lần bón phân vừa đủ cho cây.

– Tại vị trí cửa chính tuyệt đối không trồng cây lớn có tán rộng, không trồng quá nhiều hoặc chỉ độc một cây. Lời khuyên cho những ai trồng cây phong thủy trong nhà là nên đặt nơi cửa chính sốchậu hoặc cây chẵn (thường là hai). Cây dâu, cây dương, cây liễu, cây bách, cây đa cũng như các loại cây có tính âm là tối kỵ tại vị trí này.

– Phòng khách là nơi trọng điểm trong nhà vì đây được cho là vị trí thu hút tài lộc. Bên cạnh đó, bạn có thể gây ấn tượng tốt cho các vị khách đến nhà vì tạo được bầu không khí dễ chịu, tươi mới tại đây. Do đó cần chú trọng chọn những cây mang lại nhiều may mắn và luôn xanh tốt quanh năm như kim ngân, kim tiền, phú quý, phát lộc hoa, ngọc bích, kim tiền, thường xuân, …

– Phòng ngủ là nơi nên ít được đặt cây nhất vì sẽ dễ phải hít khí cacbonic mà cây thải ra về đêm. Nếu bạn vẫn muốn thêm sự thuận hòa cho gia đình thì vẫn có thể cân bằng mọi thứ bằng những chậu cây nhỏ và tươi tắn. Vì có thuộc tính âm nên phòng ngủ không được đặt cây to, xù xì và sậm màu – dễ dàng gây ảnh hưởng xấu tới thể chất và tinh thần của con người.

– Gian bếp cũng không phải là một nơi lý tưởng để bạn trồng cây vì nhiệt độ cao do quá trình nấu nướng sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng của chúng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không thể tạo một không gian hài hoà phong thuỷ và tràn đầy sức sống tại đây. Hãy chọn những cây có mùi hương dễ chịu hoặc có thể sống đượ c trong điều kiện khô hạn để trồng tại đây.

– Cây cảnh ở phòng làm việc không được có màu sắc quá sặc sỡ hay tỏa hương thơm nồng vì sẽ khiến tâm trí của bạn xao động, không thể tập trung vào công việc. Điều mà chúng ta cần tại vị trí này là những cây có thể giúp cân bằng được trạng thái an tĩnh và sự bình yên cũng như cảm giác thoải mái, tự tin nhất.

– Phòng tắm cũng có thể được trang trí thêm một vài cây cảnh nhỏ, chịu được bóng, ẩm và phù hợp với tính cách của bạn.

4. Một số điều cần lưu ý khi trồng cây trước nhà

Ngoài việc nắm rõ những loại cây phong thủy trước nhà, bạn cũng nên lưu ý đến hướng nhà của bạn.  Chẳng hạn như nhiều người hay thắc mắc nhà hướng tây nên trồng cây gì thì sẽ thịnh vượng và may mắn hơn, câu trả lời là bạn không nên trồng cây ở hướng Tây. Vì hướng Tây đại diện cho hành Mộc nên nếu bạn trồng cây sẽ khiến phong thủy nhà bạn yếu hơn.

Đối với nhà có cửa trước ở hướng Tây và bạn muốn trồng cây để trang trí thêm cho ngôi nhà, thì tốt nhất là bạn nên chọn những loại cây hoa có màu sắc tươi như hoa hướng dương, hoa mười giờ, hoa dâm bụt, v.v. để không phạm phong thủy

* Không trồng cây đối diện hướng cửa trước nhà bạn

Một trong các cách bố trí cây cảnh trước nhà cần lưu ý là bạn không nên trồng cây đối diện cửa nhà. Đúng là càng nhiều cây trong sân của bạn, càng tốt cho phong thủy của ngôi nhà, nhưng bạn nên tránh trồng cây đối diện cửa nhà. Vì các loại cây này có thể che nhà bạn và chặn ánh sáng mặt trời, làm cản trở luồn năng lượng tốt đi vào trong nhà bạn.

* Tránh những cây có gai nhọn trước nhà

Ngoại trừ hoa hồng thì những cây có gai hoặc hình dáng giống gai được cho là sẽ phá vỡ dòng năng lượng tích cực đến nhà bạn. Do đó, bạn nên tránh trồng bất kỳ loại cây nào như vậy trước nhà, vì nó có thể phá vỡ phong thủy ngay tức khắc.

* Dành thời gian cắt tỉa cây phong thủy trước nhà

Bất kể bạn trồng loại cây gì để tăng phong thủy trước nhà, chúng cần phải được chăm sóc và cắt tỉa gọn gàng. Cây lòa xòa hoặc sắp héo sẽ phá vỡ năng lượng tích cực mà phong thủy mang lại cho ngôi nhà của bạn, thậm chí có thể khiến mọi thứ tệ hơn.

* Trên đây là thông tin cung cấp cho bạn đọc tham khảo, hy vọng hữu ích cho bạn.

Tin bài liên quan