Nguồn gốc những loại đá-ngọc phong thủy

Trong “Đông Châu Liệt Quốc” có nói : “Nhà Chu có ngọc Chỉ Ách, nước Tống có ngọc Kết Lục, nước Sở có ngọc Biện Hòa, nước Lương có ngọc Huyền Lê.”

Người Hoa cho rằng ngọc là vật quý, hội đủ 5 đức tính cơ bản của con người gồm: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, do đó ngọc rất được tôn sùng. Ngày xưa, chỉ những nhà quyền quý mới có thể sở hữu ngọc, vua chúa dùng nó làm biểu tượng cho quyền lực, địa vị tối cao (như ngọc tỷ – con dấu riêng của hoàng đế dùng đóng dưới các văn kiện quan trọng). Có thời, dân thường không được dùng bạch ngọc làm của riêng, bởi nó chỉ được dùng làm ngọc tỷ, ngọc bội cho hoàng thất mà thôi.

Khoảng 300 năm trước công nguyên, ở nước Sở, vào thời Lệ Vương, có Biện Hòa là 1 thường dân may mắn tìm được 1 hòn đá tảng, ông ta biết chắc bên trong là loại ngọc cực quý nên đi hiến cho vua để tỏ dạ trung thành. Lệ Vương nhìn thấy hòn đá thô thiển, có ý xem thường, bèn bảo 1 viên thái giám đập ra mài thử xem thật giả. Tên thái giám này sợ Biện Hòa có công dâng ngọc sẽ được sủng ái hơn mình nên bảo là đồ giả, khiến Biện Hòa bị chặt mất 1 chân.




Ít lâu sau, Lệ Vương băng hà, Vũ Vương kế vị. Biện Hòa lại xin vào dâng ngọc, viên quan được vua sai thử ngọc có tư thù với ông nên lại tâu là đồ giả, khiến Biện Hòa bị chặt nốt chân kia. Quá uất hận, Biện Hòa ôm tảng đá, lao đầu vào tường toan tự tử, Vũ Vương ngăn lại, cho người đập vỡ tảng đá ,đích thân xem xét phiến ngọc và nhận ra nó cực kỳ quý giá. Nhà vua hối hận nhưng đã muộn, vì Biện Hòa đã tàn phế, máu của ông đã loang đỏ khắp sân triều. Từ đó, viên ngọc quý này được gọi là “Biện Hòa bích ngọc” hay “Hoà thị bích”-viên ngọc đẫm máu trong lịch sử Trung Hoa.

Thứ ngọc quý được nói đến ở trên vốn chỉ là 1 loại đá trắng trong nhân của đá tảng. Ngày nay người ta cắt thành từng miếng vuông rồi mài dũa công phu thành chiếc vòng trơn láng, sau đó nhuộm với 1 loại thuốc nhuộm cực mạnh trong lò áp suất khoảng 24h rồi vớt ra treo thành từng chùm phơi cho thật nguội, lưu ý là mọi quy trình đều thực hiện trong phòng kín. Vì thế người thợ làm nghề này từ 5-10 năm là 2 lá phổi đã tổn thương hoàn toàn. Thế mà vẫn có hàng tỉ người Trung Quốc quyết tâm gìn giữ chiếc vòng truyền thống này .

Nói thế chắc các bạn ai cũng nghĩ đó là chiếc vòng Cẩm Thạch. Thế nhưng loại Cẩm Thạch này lại có xuất xứ từ Miến Điện (Mianma). Cẩm Thạch Miến Điện thì nó màu xanh và ánh sáng xuyên qua nhìn rất đẹp, đây mới được gọi là “Lục Ngọc hoàng gia”. Cẩm thạch có cái tên như vậy cũng vì thứ ngọc này ngày xưa được hoàng tộc thu mua hết rồi chạm trổ thành báu vật và được đặt tên riêng .

Ắt hẳn các bạn đều nghe nhắc đến tên ngọc Phỉ Thuý vì loại ngọc này xuất hiện nhiều nhất trong những bộ phim cổ trang Trung Quốc. Thật vậy, đời Từ Hy thái hậu, loại ngọc này đã rất quý giá và có trị giá liên thành. Đây là 1 loại ngọc bích cự kì quý hiếm, ngọc có màu sắc trong suốt, thuần xanh lá mạ non.

Người xưa tương truyền nếu tạc xong 1 bức tượng hình chim bằng loại ngọc Phỉ Thúy này… thì đừng nên “điểm tinh” cho con chim (điểm tinh là dùng màu đen chấm vào tròng mắt con chim). Nếu điểm tinh thì con chim nầy trước sau nó cũng bay mất, cho dù chủ nhân cất giữ cách nào đi chăng nữa… nó thành loại chim đẹp như chim Phỉ Thúy rồi.

Ngọc bích có độ cứng rất cao nên người xưa dùng ngọc làm vũ khí như: mũi tên, dao găm… họ tin tưởng khi chết nên dùng ngọc làm áo quan. Triệu Đà dùng ngọc làm áo giáp, quan tài… ông ta dùng đến 2000 miếng ngọc loại cực tốt, xanh um… đính với dây vàng… làm áo quan vô cùng lộng lẫy… Nhiều huyệt mộ xưa thời nhà Chu, người ta đào thấy nhiều mảnh ngọc dẹt y như cái dĩa cơm, nhưng lỗ khuyết ngay tâm, vì họ biết đó là biểu tượng thiêng. Trong tiểu thuyết Kim Dung cũng có nhắc đến 1 loại vũ khí được làm bằng ngọc, đó là Lục Ngọc trượng-trấn bang chi bảo của Cái Bang, chỉ có bang chủ mới được sở hữu, sử dụng và cứ thế, các tiền nhiệm bang chủ lại truyền cho đời sau.

Tin bài liên quan